“Cú đúp” tăng phí không hợp lý của ngành giáo dục

Diendandoanhnghiep.vn Chưa kịp hoàn hồn với giá sách giáo khoa mới tăng gấp 3 thì phụ huynh ở TP HCM lại ngã ngửa khi có bậc học tăng học phí gấp 5 lần.

>> Ngậm ngùi giá sách giáo khoa mới

Sách giáo khoa mới lớp 10 của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam - Ảnh: NXB GDVN Sách giáo khoa mới lớp 10 của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam - Ảnh: NXB GDVN

Tăng học phí ở thời điểm này sẽ tạo gánh nặng cho phần lớn các bậc phụ huynh.

Theo dự thảo Nghị quyết về học phí của TP HCM, từ năm học 2022 - 2023, gần như học phí tất cả các cấp học đều tăng. Riêng học phí THCS tăng từ 60.000 đồng/tháng lên 300.000 đồng/tháng, tức là gấp 5 lần.

Không chỉ tăng ở hầu khắp bậc học, không chỉ tăng “gấp 5” ở bậc THCS mà theo dự thảo, bắt đầu từ năm học 2023-2024, mức học phí sẽ liên tục được điều chỉnh, căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Và “điều chỉnh” với tiêu chí: Mức thu năm sau sẽ tăng không quá 7,5% so với năm trước, không vượt mức trần theo quy định.

Sở GD-ĐT TPHCM lý giải, do bậc THCS đã được áp dụng “giảm học phí” từ 2019 nên đến giờ, bậc học này có mức chênh lệch tăng lớn nhất. Ngoài ra, mỗi năm, thành phố dành 20% ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, việc này chỉ đảm bảo cơ bản về chế độ cho đội ngũ, tỷ lệ đầu tư cho cơ sở vật chất, hoạt động chuyên môn rất khiêm tốn, phải giải quyết từ học phí mới có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển.

Có thể thấy, với “cú đúp” tăng giá sách giáo khoa và học phí không khỏi khiến cho dư luận choáng váng. Việc này thực sự sẽ làm khó nhiều học sinh và phụ huynh nhất là các gia đình ở khu vực nông thôn, miền núi và vùng kinh tế còn nhiều khó khăn.

Dưới góc độ cá nhân, tất nhiên tôi đồng tình sẽ phải tăng học phí bởi mức học phí của chúng ta đang thấp, còn nhiều bất cập, nhất là khi tới đây, tự chủ giáo dục nhiều hơn, kể cả bậc phổ thông, thì cũng không thể không tăng học phí. Chế độ giáo viên hiện nay cũng chưa bảo đảm, do đó về lâu dài vẫn phải tăng học phí để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Lấy thí dụ: Việc tăng học phí cũng giống như mở quán ăn. Nếu chúng ta bán 20.000 đồng/giờ nâng lên 40.000 đồng/giờ, điều thuận lợi là chúng ta được thu cao, đồng thời cũng tạo ra thách thức, thu cao thì phải tạo ra sản vật phải tốt để chứng minh giá cả phù hợp với chất lượng. Đó là thuận lợi đi đôi với thách thức.

>> “Tiến sĩ cầu lông”: Hệ quả của một nền giáo dục "hám danh"

>> Bộ Giáo dục nói gì về quy trình lọc ảo trong tuyển sinh đại học 2022?

Từ năm học 2022-2023, TP.HCM dự kiến tăng học phí cấp THCS từ 60.000 đồng/tháng lên 300.000 đồng/tháng, các cấp học khác tăng 70.000-180.000 đồng/tháng, tùy khu vực. Ảnh: NGUYỆT NHI

Từ năm học 2022-2023, TP.HCM dự kiến tăng học phí cấp THCS từ 60.000 đồng/tháng lên 300.000 đồng/tháng, các cấp học khác tăng 70.000-180.000 đồng/tháng, tùy khu vực. Ảnh: Nguyệt Nhi/PL0

Bình thường chúng ta để học phí ở mức cũ, có thể chất lượng không đến nơi đến chốn thì không ai kêu ca, nhưng nếu nâng lên mà dạy dỗ không đến nơi đến chốn thì xã hội, người học sẽ phản ứng. Do đó, không có thuận lợi đơn thuần, lúc nào cũng đi đôi với thách thức.

Tuy nhiên, việc tăng giá, tăng phí thời điểm này dường như chưa hợp lý, nói thẳng ra là rất phản cảm. Hãy nhớ, còn rất nhiều điều chúng ta cần phải lưu tâm ở đây đó là, mỗi năm 20% ngân sách chi thường xuyên được dành cho giáo dục đào tạo... nhưng vẫn thiếu cho cơ sở vật chất, hoạt động chuyên môn. Việc này ít nhiều cũng đặt dấu hỏi về vấn đề tài chính của ngành giáo dục.

Bên cạnh đó, hiện dịch COVID-19 tác động đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập của toàn thể người dân, nhất là những người nghèo. Toàn bộ hoạt động sản xuất của người dân hiện nay đang cầm chừng, nhiều người dân gặp khó. Học phí của con em hiện nay đã gây khó khăn cho gia đình và khi tiếp tục tăng học phí nữa thì không biết bà con sẽ xoay xở thế nào.

Đặc biệt, có một sự thật là người dân đang phải liên tiếp đối phó với “bão giá”. Giá xăng đã gần 30.000 đồng/lít. Theo thị trường, xăng tăng vật giá cũng tăng theo. Ngoài chợ cái gì cũng tăng. Nó khiến cho mọi hoạt động chi tiêu, đi lại của người dân đều phải cân nhắc, tính toán lại.

Mong mỏi của nhiều phụ huynh lúc này đó là: “Các nhà quản lý, các trường phải chia sẻ với nhân dân. Trong lúc này, ai lại tăng học phí, bán giá sách giáo khoa cao như vậy. Cái lý thì đúng nhưng cái tình quan trọng lắm, nhất là với việc học gắn với tương lai của các em”. 

Xin nhắc lại, chuyện tăng học phí thời điểm này dù bất kỳ lý do gì thì đây là vấn đề tế nhị trong bối cảnh hiện nay. Đối với những người có thu nhập cao thì tăng học phí chỉ là “chuyện nhỏ”, nhưng với đại đa số dân chúng lao động thì khác.

Nó vô tình làm nặng gánh các bậc phụ huynh thêm và là rào cản cho các em đến trường. Không quá khi nói, chủ trương tăng học phí đang kéo lùi dân trí. Với chủ trương như thế thì người dân chỉ có hai phương án: Cho con bỏ học, hoặc vắt sức ra làm để kiếm tiền cho con tiếp tục đến lớp.

Trong khi trên thế giới người ta luôn nghĩ đến việc “bao cấp” cho giáo dục thì ở Việt Nam lại làm ngược lại. Tại sao trong khi ở các nước khác, người dân  được  hưởng những ưu đãi giáo dục là chuyện hiển nhiên thì ở Việt Nam vẫn chưa làm được?

Giáo dục là ngành quan trọng, quyết định cả vận mệnh dân tộc, vậy mà hiện nay, giáo dục từ chương trình dạy đến tiền học phí đều làm oằn vai người dân, vậy thì phát triển thế nào?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Cú đúp” tăng phí không hợp lý của ngành giáo dục tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713630545 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713630545 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10