Thách thức đối với ngành báo chí toàn cầu càng lớn hơn khi các mạng xã hội, đặc biệt là facebook, Google… đang thể hiện sự độc quyền của mình.
Với sự bùng nổ của Internet, thông tin ở mọi nơi được cập nhật liên tục, đa chiều. Một sự việc xảy ra ở phía Tây bán cầu ngay lập tức trở thành điểm nóng báo chí ở phía Đông và ngược lại.
Trong bối cảnh đó, các cơ quan báo chí muốn khuếch trương ảnh hưởng của mình ra ngoài biên giới lãnh thổ. Chẳng hạn như The Asahi Shimbun- tờ báo khổng lồ của của Nhật Bản và cả thế giới, với 468 văn phòng thường trú ở khắp nơi trên thế giới, gần 3.500 người làm việc. Ngày 1/4/1987, tờ báo này tạo ra kỷ lục vô tiền khoáng hậu, in và phát hành 14.247.132 bản đến mọi châu lục. Hay như đài CRI (Trung Quốc) phát sóng trên 43 ngôn ngữ mỗi ngày…
Ngoài ra, toàn cầu hóa báo chí còn biểu hiện, hai hoặc nhiều quốc gia cùng hợp tác xuất bản một tờ báo.
Ngày nay, toàn cầu hóa báo chí được đẩy lên đỉnh cao nhất của nó. Chẳng hạn, tờ The Guardian (Anh), The New York Time (Mỹ), The Wall Street Journal (Mỹ)… đã trở thành những website đại chúng, ngoài chức năng thông tin, còn là hệ sinh thái ngôn ngữ, văn hóa, phông nền quốc gia.
Mùa hè năm 2019, một báo cáo dài 623 trang, gần giống như một bản giám định pháp y về ngành báo chí được đặt lên bàn làm việc của Thủ tướng Australia. Trong đó chứa đầy biểu đồ, thông số thể hiện sự đi xuống của báo chí trong thập kỷ vừa qua. Sở dĩ có báo cáo đó là do sự độc quyền gần như hoàn toàn của Google và Facebook.
Một cuộc chiến âm thầm, nhưng quyết liệt giữa báo chí và mạng xã hội đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu ở ba khía cạnh: giành giật độc giả, tự do tiếp cận thông tin và thị phần quảng cáo.
Khi các mạng xã hội như Facebook quy tụ 1/3 dân số thế giới, khoảng 2,5 tỷ người, báo chí không thể không cần đến mạng xã hội này để phát triển nội dung và thương hiệu. Điều đó buộc Facebook, Google… trả phí cho báo chí hay ngược lại?
Được biết, đến nay Google đã ký thỏa thuận chi trả cho khoảng hơn 500 cơ quan báo chí trên toàn cầu, từ Châu Mỹ, Châu Âu cho đến Châu Á. Sau khi đạt được thỏa thuận với Chính phủ Australia, Facebook có thể sẽ bắt đầu quá trình thương lượng với các cơ quan báo chí nước này, rồi sẽ mở rộng sang các quốc gia khác.
Một chuyên gia truyền thông cho rằng, Việt Nam cũng có thể tham khảo cách thức tiếp cận của Australia đối với các Big tech đang chi phối lĩnh vực quảng cáo số và phân phối nội dung. Việc hành động đơn lẻ của từng đơn vị báo chí với các gã công nghệ này khó đạt được thành công như kỳ vọng. Do đó, cần phải thương lượng tập thể với sự hậu thuẫn của cơ quan chức năng thì mới chiếm được ưu thế.
Có thể bạn quan tâm
23:05, 17/06/2021