Vào Thứ sáu tuần này, Tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Anh quốc - Tesco sẽ chào giá mời thầu thị phần thị trường bán lẻ châu Á với giá 9 tỉ USD.
Cuộc đấu thầu này gần như là một trận chiến “Tam quốc” giữa tập đoàn Charoen Pokphand (CP) của tỷ phú Dhanin Chearavanont, tập đoàn Center do gia đình Chirathivat kiểm soát và tập đoàn TCC của ông trùm Charoen Sirivadhanabhakdi làm chủ tịch.
Hoạt động bán lẻ tại châu Á của Tesco bao gồm khoảng hơn 2.000 siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở Thái Lan và thêm 74 cửa hàng tại Malaysia. Vì vậy, các tỷ phú Thái Lan được cho là những người có khả năng “giành pole” trong vụ đấu thầu này.
Theo nguồn tin bảo mật từ một ngân hàng lớn cho biết, đây là một quá trình cạnh tranh "quy mô" được theo đuổi bởi các "nhà thầu nghiêm túc". Nhìn vào quy mô giao dịch và quan điểm tài chính, hầu hết các ngân hàng lớn đều tham gia.
Tuy nhiên, những quan ngại về chống độc quyền có thể đặt ra thách thức đối với một số nhà thầu. Văn phòng chính phủ chống “hình thức kinh doanh độc quyền của Thái Lan” đã đưa ra một số điều luật cho các nhà thầu bán lẻ tại Thái Lan, bắt buộc các bên tham gia đấu thầu phải tuân thủ quy ước.
Khởi nghiệp ban đầu chỉ với một quầy hàng nhỏ trong khu chợ ở phía Tây London vào năm 1919, Jack Cohen, cha đẻ của Tesco, tiếp tục mở một cửa hàng thực phẩm tại phía Bắc London để phục vụ khách hàng vào năm 1924.
Cái tên Tesco đã ra đời trong thời điểm này. Nó được ghép từ 3 chữ cái đầu của một nhà cung cấp trà cho Tesco là T. E. Stockwell và 2 chữ cái đầu của tên của nhà sáng lập (Cohen). Đến nay, Tesco đang hiện diện trên khắp thế giới với hơn 6.900 cửa hàng và 450.000 nhân viên.
Có thể bạn quan tâm
00:30, 02/02/2019
00:00, 26/02/2020
17:39, 03/11/2019
15:09, 11/07/2019
Nhà bán lẻ lớn nhất nước Anh cho biết vào tháng 12, họ đã bắt đầu đánh giá các hoạt động tại châu Á của mình, chủ yếu bao gồm các hoạt động tại Thái Lan và Malaysia, sau khi cảm nhận được sự quan tâm từ phía các tỷ phú “lắm tiền nhiều của” Thái Lan.
Trong sáu tháng tính đến ngày 24/8/2019, các doanh nghiệp tại Thái Lan và Malaysia của Tesco đã cùng nhau tạo ra mức doanh thu 2,56 tỷ bảng Anh (rơi vào khoảng 3,3 tỷ USD) và lợi nhuận hoạt động là 171 triệu bảng Anh.
Theo các nguồn tin cho rằng, mặc dù các “ông trùm” Thái Lan đang có một cái nhìn dài hạn về các hoạt động kinh doanh “ăn nên làm ra” tại Thái Lan của Tesco nhưng giá gói thầu trong thời điểm bùng phát dịch bệnh SARS-CoV-2 vẫn đang là rào cản của các bên tham gia.
Nếu tính theo khu vực, Thái Lan được coi là một trong những nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất do sự bùng phát của virus. Một phần do sự phụ thuộc nặng nề vào nguồn khách du lịch Trung Quốc và một phần do có nền kinh tế thương mại gắn bó sâu sắc với Trung Quốc.
Tuy vậy, hoạt động kinh doanh của Tesco có thể sẽ mang đến cho các nhà thầu cơ hội mở rộng đáng kể danh mục đầu tư của họ.
Đối với Central Group, các cửa hàng của Tesco sẽ tăng số lượng lớn siêu thị và cửa hàng kinh doanh tiện lợi, đồng thời cho CP Group cơ hội mua lại chuỗi siêu thị đã bán cho Tesco trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997/98.
CP Group sở hữu “trung tâm tài chính bán sỉ” Siam Makro, điều hành khoảng 130 cửa hàng và hơn 10.000 cửa hàng tiện lợi 7-Eleven dưới quyền của CP ALL .
Tập đoàn TCC của Sirivadhanabhakdi, thông qua tập đoàn Berli Jucker, đã và đang sở hữu hệ thống siêu thị lớn thứ hai của Thái Lan, Big C.
Tesco đã hoàn thành “cuộc tháo chạy” khỏi Trung Quốc trong tuần này khi đã bán 275 triệu bảng cổ phần liên doanh các cửa hàng bán lẻ của mình cho đối tác là China Resources Holdings.