Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Mỹ cứu vãn Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) không có nghĩa là sẽ sớm giải quyết bất đồng thương mại hiện nay với Trung Quốc.
Các quan chức Hoa Kỳ, Canada và Mexico vừa đạt được thỏa thuận sửa đổi NAFTA sau hơn một năm đàm phán trong căng thẳng.
Có thể bạn quan tâm
11:38, 01/10/2018
04:30, 29/08/2018
04:50, 02/07/2018
08:54, 26/10/2017
Trong thời gian gần đây, tưởng chừng Canada đã bị loại ra khỏi đàm phán NAFTA. Tuy nhiên, cuối cùng ba quốc gia thành viên của Hiệp định này đã đạt được thỏa thuận đổi tên NAFTA thành Hiệp định Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMC).
Ông Luis Costa, chuyên gia chiến lược hàng đầu tại Citibank cảnh báo, USMC không phải là một dấu hiệu cho thấy có thể sẽ sớm có một bước đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ- Trung.
"Thật không may câu chuyện Trung Quốc phức tạp hơn nhiều so với các cuộc đàm phán của NAFTA", ông Costa đánh giá và cho rằng, Tổng thống Donald Trump từ lâu đã tìm cách cải tổ NAFTA, và thỏa thuận này được xem là một chiến thắng đáng chú ý đối với chính quyền của ông.
Mục tiêu chính của Tổng thống Trump trong các cuộc đàm phán NAFTA là làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ, đây cũng là một mục tiêu quan trọng mà ông theo đuổi trong cuộc giằng co với Bắc Kinh. Bằng cách áp đặt hàng trăm tỷ USD cho hàng nhập khẩu từ các nước, ông Trump ép lãnh đạo các quốc gia có thâm hụt với Mỹ phải nhượng bộ và thỏa thuận với Mỹ.
"Hoa Kỳ thực sự muốn đạt được mục đích của mình trong thời gian ngắn hạn, vì vậy đã có nhiều ý kiến cho rằng, chính quyền Trump có thể hoàn thành việc đàm phán tiếp theo nhanh hơn dự kiến nhờ ảnh hưởng của NAFTA. Nhưng Trung Quốc không đơn giản như vậy, câu chuyện với Trung Quốc có thể sẽ tồn tại trong nhiều năm, không phải hàng tháng", ông Costa nhận định.
Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện vẫn đang mắc kẹt trong một cuộc chiến tranh thương mại leo thang trong nhiều tháng nay, và cuộc chiến này không có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả hai nước đang không ngừng gia tăng các biện pháp thuế quan với nhau. Tuy nhiên, họ hy vọng các cuộc đàm phán có thể sẽ được nối lại sau cuộc bẩu cử Quốc hội giữa kỳ của Mỹ để giải quyết bất đồng thương mại.
Ông Costa cho rằng, chính quyền Trung Quốc dường như đã tính toán một cách chặt chẽ việc đối phó với Mỹ để ngăn chặn xung đột thương mại tác động quá lớn đến nền kinh tế trong nước.
Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn được đánh giá "trên cơ" so với Mexico và Canada về kỹ năng trên bàn đàm phán. "Nếu Trung Quốc nhượng bộ với Mỹ, không có điều gì đảm bảo rằng họ sẽ thực sự tuân thủ những yêu cầu được đề ra sau đó. Với Trung Quốc, hãy luôn kiểm chứng", học giả người Mỹ Steven W. Mosher, nhấn mạnh.