Cuộc đua sản xuất vắc-xin COVID-19: Nhóm nào giành lợi thế?

Diendandoanhnghiep.vn Theo WHO, trong cuộc đua sản xuất vắc-xin COVID-19 hiện nay, có 137 ứng cử viên đang trải qua quá trình phát triển tiền lâm sàng và 23 loại trong giai đoạn phát triển lâm sàng sớm.

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng coronavirus 2 (SARS-CoV-2) đã nổi lên như một loại virus gây bệnh vào cuối năm 2019 và là tác nhân gây ra COVID-19. Phơi nhiễm với SARS-CoV-2 có thể dẫn đến một loạt các kết quả lâm sàng, thay đổi từ nhiễm trùng không triệu chứng đến suy hô hấp cấp tính nghiêm trọng và tử vong. 

SARS-CoV-2 đã lan rộng trên toàn cầu và được WHO tuyên bố là đại dịch vào ngày 11 tháng 3 năm 2020. Tính đến ngày 22 tháng 7 năm 2020, đã có hơn 14 triệu người trên toàn cầu bị nhiễm và hơn 597.000 ca tử vong.

Đại dịch đã gây áp lực đáng kể lên các hệ thống y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 và đồng thời gây ra sự gián đoạn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người không mắc COVID-19. Bên cạnh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, hậu quả sức khỏe được cho là khủng khiếp hơn nhiều so với dự đoán.

Theo tạp chí Y khoa The Lancet, một loại vắc-xin lý tưởng để chống lại SARS-CoV-2 sẽ có hiệu quả sau một hoặc hai lần tiêm chủng, vắc-xin sẽ bảo vệ các quần thể mục tiêu như người lớn tuổi và những người mắc bệnh kèm theo, trong đó bao gồm cả những người bị suy giảm miễn dịch tối thiểu trong vòng 6 tháng và sẽ làm giảm sự lây truyền của virus sang các tiếp xúc.

Nhóm nào giành lợi thế?

Mới đây, kết quả từ các thử nghiệm liên quan đến ba loại vắc-xin COVID-19 khác nhau đã được công bố, tất cả đều cho thấy khả quan, với việc tạo ra các phản ứng miễn dịch sẽ giúp bảo vệ con người chống lại virus.

Đã có ít nhất 3 nghiên cứu vắc-xin được công bố hôm thứ hai vừa qua nhưng có vẻ vắc-xin do Đại học Oxford và AstraZeneca được đánh giá rất cao

Đã có ít nhất 3 nghiên cứu vắc-xin được công bố hôm thứ hai vừa qua nhưng có vẻ vắc-xin do Đại học Oxford và AstraZeneca được đánh giá rất cao

Kết quả ban đầu của một thử nghiệm “Giai đoạn1/2 ” được theo dõi chặt chẽ và công bố trên The Lancet cho thấy vắc-xin COVID-19 do Đại học Oxford và AstraZeneca phát triển là an toàn và tạo ra "phản ứng miễn dịch". Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh cần thêm nhiều nghiên cứu cần thiết để có được kết quả mong muốn.

Bên cạnh đó, còn một loại vắc-xin do công ty Trung Quốc, CanSino Biologics thực hiện và vắc-xin do Pfizer và BioNTech thực hiện cũng đã được công bố trên The Lancet vào thứ hai vừa qua cũng đưa đến những kết quả khả quan.

Trên thực tế, theo kết qua được công bố hôm thứ hai vừa qua, vắc-xin Oxford đã phản ứng với kháng thể trong vòng 28 ngày và phản ứng tế bào T (Tế bào T là một loại tế bào lympho đóng một vai trò trung tâm trong miễn dịch qua trung gian tế bào) trong vòng 14 ngày. Kháng thể trung hòa – có tác dụng vô hiệu hóa virus, đã được phát hiện ở hầu hết những người tham gia sau một lần tiêm, và có trong tất cả sau hai lần tiêm.

“Đó là tin tốt, hệ thống miễn dịch con người phản ứng theo hai cách, tìm và tấn công mầm bệnh, phản ứng kháng thể và tế bào T trong vắc-xin này có cả hai, nó có thể tấn công virus khi lưu hành trong cơ thể, cũng như tấn công các tế bào bị nhiễm bệnh", Tiến sĩ Andrew Pollard, Đại học Oxford, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết trong một tuyên bố. Thử nghiệm vắc-xin của Oxford bao gồm 1.077 người từ 18 đến 55 tuổi không có tiền sử nhiễm COVID-19 và diễn ra tại năm bệnh viện ở Anh từ cuối tháng Tư đến cuối tháng Năm. 

Còn đó một chặng đường dài…

Các nhà nghiên cứu cho biết những kết quả "Giai đoạn 1/2" này rất hứa hẹn nhưng các thử nghiệm quy mô lớn là cần thiết để xác định xem vắc-xin có chống lại được coronavirus hay không.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, một nghiên cứu vaccine ở "Giai đoạn 1" thường nghiên cứu một số ít người và tập trung vào việc liệu vắc-xin có an toàn hay không và tạo ra phản ứng miễn dịch. 

Trong Giai đoạn 2, nghiên cứu lâm sàng được mở rộng và vắc-xin được tiêm cho những người có cùng đặc điểm - như tuổi tác và sức khỏe thể chất. Trong Giai đoạn 3, vắc-xin được tiêm cho hàng ngàn người và được kiểm tra về hiệu quả và một lần nữa cho sự an toàn.

Các thử nghiệm giai đoạn 2/3 của vắc-xin Oxford / AstraZeneca hiện đang được tiến hành ở Anh, Brazil và Nam Phi, và các thử nghiệm giai đoạn sau dự kiến sẽ bắt đầu ở Hoa Kỳ vào tháng Tám. 

"Đây là một kết quả tích cực, nhưng còn một chặng đường dài. Đây là những nghiên cứu ở Giai đoạn 1. Bây giờ chúng ta cần chuyển sang thử nghiệm trong thế giới thực quy mô lớn hơn, nhưng thật tốt khi thấy nhiều dữ liệu khả quan trong giai đoạn quan trọng của việc phát hiện vắc-xin", Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết trong cuộc họp ngắn ngày thứ hai. "Có thể sẽ có một loại vắc-xin được sử dụng vào cuối năm nay".

Một số kết quả vắc-xin giai đoạn 2 được công bố

Nhiều kết quả giai đoạn 2 được công bố hôm 20/7 cho thấy, vắc-xin CanSino Biologics “an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch”. Thử nghiệm được tiến hành tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 4, liên quan đến hơn 500 người được tiêm vắc-xin liều cao, thấp hoặc giả dược.

Trong một bài bình luận cũng được đăng trên tờ The Lancet, Naor Bar-Zeev và Tiến sĩ William J. Moss thuộc Trung tâm tiếp cận vắc-xin quốc tế và Trường Y tế công cộng Johns Hopkins đã cho rằng các thử nghiệm này "khả quan và đầy hứa hẹn".

Cũng trong ngày 20/7, công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ và công ty công nghệ sinh học Đức BioNTech đã báo cáo ứng cử viên vắc-xin COVID-19 của họ đã gợi ra một phản ứng miễn dịch kháng thể và tế bào T "mạnh mẽ" trong một nghiên cứu "giai đoạn 1/2". Mặc dù dữ liệu chưa được công bố trên một tạp chí y khoa thế giới nhưng đã được xuất bản trong một bài báo trên trang medRxiv.org vào thứ Hai.

"Dữ liệu sơ bộ chỉ ra rằng vắc-xin dựa trên mRNA của chúng tôi có thể kích thích kháng thể cũng như phản ứng của tế bào T ở mức liều thấp đáng kể", Türeci nói. "Chúng tôi tin rằng cả hai có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được hiệu quả giải phóng mầm bệnh như SARS-CoV-2."

Cuối cùng, mặc dù đã có nhiều triển vọng trên lĩnh vực phát triển vắc-xin COVID-19, nhưng theo các chuyên gia y tế, khi mọi thứ là khẩn cấp, cần phải có các bước tiến hành thận trọng. Thành công của vắc-xin COVID-19 xoay quanh niềm tin của cộng đồng đối với khoa học vắc-xin, đòi hỏi phải đánh giá toàn diện, minh bạch về rủi ro và truyền thông trung thực về các tác hại tiềm tàng.

Và có thể nói, vắc-xin COVID-19 vẫn còn là cuộc đua chưa có hồi kết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc đua sản xuất vắc-xin COVID-19: Nhóm nào giành lợi thế? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714084509 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714084509 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10