“Cứu” ngành chăn nuôi gia cầm

THY HẰNG 19/05/2023 12:01

Hiến kế “giải cứu” ngành gia cầm, nhiều ý kiến khẳng định phải giảm được chi phí giá thành sản xuất như giá thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ vốn, lãi suất, liên kết.

>>>Thua lỗ "kéo dài", doanh nghiệp chăn nuôi kiến nghị giảm thuế

Tháo gỡ khó khăn cho ngành gia cầm

Trước phản ánh của báo chí và đơn kiến nghị “kêu cứu” của Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có Công điện hỏa tốc số 426/CĐ-TTg về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam. Yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ trưởng và Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chủ động chỉ đạo, triển khai quyết liệt các giải pháp cấp bách để xử lý…

Hiến kế “giải cứu” ngành gia cầm, nhiều ý kiến khẳng định phải giảm được chi phí giá thành sản xuất như giá thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ vốn, lãi suất, liên kết.

Hiến kế “giải cứu” ngành gia cầm, nhiều ý kiến khẳng định phải giảm được chi phí giá thành sản xuất như giá thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ vốn, lãi suất, liên kết.

Như DĐDN đã thông tin, hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài, đứng trước nguy cơ phá sản, mới đây, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) đã gửi đơn kiến nghị đến Ủy ban Thường Vụ Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, cùng một số bộ ngành liên quan về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành gia cầm.

Theo VIPA, do ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của dịch COVID-19, chi phí vật tư đầu vào tăng cao kỷ lục, thị trường tiêu thụ bất ổn và giá sản phẩm đầu ra xuống sâu (có thời điểm giá bán một số sản phẩm gia cầm chỉ bằng 2/3 giá thành sản xuất), khiến ngành gia cầm đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức.

Nhiều doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gia cầm đang có nguy cơ phá sản; hàng ngàn cơ sở chăn nuôi gà, vịt phải giảm quy mô sản xuất hoặc phải tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài.

Theo đó, VIPA kiến nghị 5 giải pháp chính bao gồm: thứ nhất, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi; thứ 2, rà soát cắt giảm một số phí kiểm dịch, các thủ tục hành chính không cần thiết nhằm giảm chi phí sản xuất; thứ 3, xây dựng và triển khai chương trình trọng điểm xuất khẩu sản phẩm gia cầm; thứ 4, cần chuẩn hóa dữ liệu thống kê về sản xuất và thương mại của ngành gia cầm và thứ 5 là về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi.

VIPA kiến nghị giảm phí kiểm dịch bởi hiện nay cách tính theo lô khiến 1 đơn hàng 10 kg phải chịu phí kiểm dịch tương đương 1 container là không hợp lý; kiến nghị giảm phí kiểm dịch 1 con gia cầm xuống 50% so với hiện tại (200 đồng/con).

Trong văn bản kiến nghị, VIPA cũng nêu thẳng vấn đề các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư tại Việt Nam. "Để bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, duy trì công ăn việc làm cho người nông dân, kính mong Quốc hội, Chính phủ xem xét bổ sung một số chính sách đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp và người chăn nuôi trong nước đủ điều kiện để cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.

Đồng thời, VIPA cũng kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý kịp thời một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn (nếu có) bán phá giá sản phẩm chăn nuôi, cạnh tranh không lành mạnh", văn bản VIPA nêu rõ.

>>>Quỹ đất chăn nuôi bị “bỏ quên”, ba hiệp hội kiến nghị khẩn

Đề án trồng lúa chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi

Hiến kế “giải cứu” ngành gia cầm, nhiều ý kiến khẳng định phải giảm được chi phí giá thành sản xuất. Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam Vũ Anh Tuấn, giá nguyên liệu là yếu tố quan trọng chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất, do đó Nhà nước cần cân nhắc đến việc xây dựng đề án trồng lúa phục vụ riêng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.

hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài, đứng trước nguy cơ phá sản

Hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài, đứng trước nguy cơ phá sản.

Cũng đề xuất giải pháp giảm giá thức ăn chăn nuôi, Giám đốc Công ty CP dinh dưỡng Việt Tín Bùi Đức Huyên đề xuất, Nhà nước cần quan tâm có quy hoạch vùng nguyên liệu để phục vụ cho chăn nuôi, đặc biệt là cây ngô.

Đồng thời, cần tuyên truyền định hướng cho người tiêu dùng về sử dụng các sản phẩm chăn nuôi có lợi cho sức khỏe, hạn chế nhập khẩu thịt thương phẩm gia cầm. Đặc biêt, cần có chính sách hỗ trợ các chuỗi liên kết, cơ sở giết mổ phù hợp, có kho để bảo quản khi thị trường dư thừa. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần được hỗ trợ về nguồn vốn và lãi suất để tháo gỡ những khó khăn hiện nay.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đồng quan điểm, để tạo đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi gia cầm trong nước, cần tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm gia cầm. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác đàm phán để mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm thịt, trứng gia cầm chế biến, con giống ngoài thị trường Nhật Bản.

Trước mắt cần tiếp tục đàm phán ký kết một số hiệp định thú y với các nước, vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gia cầm của nước ta như: Singapore, Malaysia, Banglades, Myanmar…

Có thể bạn quan tâm

  • Gia Lai: Nhiều dự án chăn nuôi khiến dân "ngợp thở"

    06:55, 28/04/2023

  • Thua lỗ "kéo dài", doanh nghiệp chăn nuôi kiến nghị giảm thuế

    04:15, 28/04/2023

  • Ngành chăn nuôi gia cầm kêu cứu

    03:30, 28/04/2023

  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Kiến nghị bổ sung đất cho chăn nuôi

    03:00, 22/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Cứu” ngành chăn nuôi gia cầm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO