Đã có nhiều dự án start-up không phải nằm trên giấy

Nguyễn Việt thực hiện 18/01/2019 21:10

Ông Lương Cao Đông – Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam với DĐDN: chương trình khởi nghiệp Quốc gia của VCCI đem lại hiệu quả thiết thực.

Ông Lương Cao Đông – Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam đánh giá, chương trình khởi nghiệp quốc gia của VCCI đã đem lại kết quả rất thiết thực. Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Lương Cao Đông – Hiệu trưởng trường Đại học Đại Nam đánh giá, chương trình khởi nghiệp Quốc gia của VCCI đã đem lại kết quả rất thiết thực. Ảnh: Nguyễn Việt

-Ông đánh giá thế nào về xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay?

Trước đây các trường đại học tham gia và cho đến bây giờ không chỉ có trường đại học mà các cá nhân, tập thể, nhóm doanh nghiệp… cũng tham gia vào chương trình khởi nghiệp. Đã có rất nhiều dự án được triển khai hiệu quả mà không còn nằm trên giấy. Với sự vào cuộc mạnh mẽ như vậy, các dự án đó được thông qua từ các cuộc thi sẽ được các chuyên gia đào tạo thêm để họ có kinh nghiệm và kiến thức hơn. Từ đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp được hình thành sẽ có cơ hội phát triển, đồng thời giảm thiểu những doanh nghiệp vừa hình thành đã phá sản.

Có thể bạn quan tâm

  • Festival khởi nghiệp 2019: Ngày hội của các start-up

    Festival khởi nghiệp 2019: Ngày hội của các start-up

    18:27, 18/01/2019

  • Cảm hứng từ Festival Khởi Nghiệp 2019

    Cảm hứng từ Festival Khởi Nghiệp 2019

    16:49, 18/01/2019

  • Festival Khởi nghiệp 2019 - Ngày hội kết nối đầu tư

    Festival Khởi nghiệp 2019 - Ngày hội kết nối đầu tư

    13:52, 18/01/2019

  • Tổ chức Festival Khởi nghiệp 2019

    Tổ chức Festival Khởi nghiệp 2019

    04:16, 15/01/2019

  • Festival Khởi nghiệp 2019:p/Điểm nhấn lớn trong hệ sinh thái khởi nghiệp

    Festival Khởi nghiệp 2019: Điểm nhấn lớn trong hệ sinh thái khởi nghiệp

    11:14, 11/01/2019

Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp hình thành mới và phá sản gần tương đương nhau. Như vậy, một doanh nghiệp bỏ một số vốn lớn vào đầu tư nhưng khi vừa hình thành thì cũng là lúc tuyên bố phá sản, từ đây sẽ gây ra hao phí nguồn lực rất lớn của xã hội. Do đó, chúng ta phải biết nuôi dưỡng các doanh nghiệp từ khi mới hình thành cho đến khi khỏe mạnh. Và để nuôi dưỡng được những doanh nghiệp đó, thì chính những chương trình khởi nghiệp như thế này sẽ giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp rất nhiều, khả năng phát triển tốt hơn. Từ đây giảm thiểu những mất mát tài nguyên của xã hội.

-Ông đánh giá thế nào về chất lượng của các star-up năm nay?

Số dự án tôi nhìn thấy tại cuộc thi năm nay đã được đưa vào triển khai và có hiệu quả tốt, bây giờ chỉ cần huy động thêm vốn để phát triển tốt hơn. Tôi cũng được biết, bên cạnh mỗi dự án đều có 4 đến 5 chuyên gia tư vấn, cho nên tôi nghĩ rằng những dự án này trong tương lại phát triển rất tốt.

-Vậy còn vai trò của VCCI trong việc thúc đẩy và hỗ trợ các star-up thì sao, thưa ông?

Vai trò của VCCI là rất lớn, nhưng bên cạnh đó còn phải kể đến những đối tác cũng rất quan trọng và đóng góp lớn như báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Trung ương Đoàn và các chuyên gia cùng tham gia vào chương trình này. Tất cả các tổ chức đó đã hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp từ cách xây dựng chương trình kế hoạch, xây dựng chiến lược tài chính, phát triển kinh doanh… một cách bền vững hơn.

-Và chúng ta cũng phải kể đến vai trò của Chính phủ cùng các bộ, ban ngành nữa thưa ông?

Tôi nhận thấy, hiện nay có rất nhiều các tổ chức đã phát động nhiều chương trình star-up khác nhau, ví dụ Bộ Giáo dục đã có những chương trình star-up yêu cầu tất cả các trường cùng tham gia. Tuy nhiên, tôi nhận thấy dù có nhiều chương trình khởi nghiệp khác nhau nhưng còn rất rời rạc, bây giờ Chính phủ và nhà nước tập hợp tất cả các tổ chức này thành một chương trình khởi nghiệp quốc gia thì khi đó nguồn lực sẽ mạnh hơn rất nhiều. Tôi thấy có một đề xuất rất hay, đó là nếu doanh nghiệp muốn đăng ký kinh doanh thì phải có một chứng chỉ bồi dưỡng khởi nghiệp. Khi đó sẽ có một đội ngũ chuyên đi đào tạo ở tất cả các vùng miền trong cả nước cho tất cả những ai có mong muốn khởi nghiệp và xây dựng doanh nghiệp riêng cho mình. Khi đó họ mới có kiến thức, kinh nghiệm và biết cách tự xây dựng cho mình chiến lược khi thành lập công ty. Muốn quản lý doanh nghiệp, điều đầu tiên phải có kiến thức, năng lực kinh doanh và kinh nghiệm star-up. Và muốn được như vậy thì phải được đào tạo một cách bài bản chứ không chỉ có tiền là đã làm được doanh nghiệp.

-Ông có đề xuất gì với Chính phủ cũng như VCCI trong việc hỗ trợ các star-up trong thời gian tới đây không?

Tôi nhận thấy thời gian vừa qua VCCI đã làm rất tốt việc hỗ trợ cho các star-up, còn với nhà nước và Chính phủ thì cần tập hợp lại những phong trào này thành một chương trình lớn mang tầm quốc gia. Bên cạnh đó, nhà nước nên có chính sách hoặc quy định đối với tất cả những người làm star-up phải đi theo để tránh rủi ro cho doanh nghiệp.

-Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đã có nhiều dự án start-up không phải nằm trên giấy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO