Nhà đầu tư (NĐT) dài hạn có thể bắt đầu mua vào cổ phiếu, đặc biệt những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực và giá giảm đã rất sâu.
Đóng cửa tại mốc 960,78 điểm, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trở thành thị trường giảm mạnh nhất trong quý II/2018 với mức giảm 18,2%.
Áp lực gia tăng
Trong tháng 6 vừa qua, áp lực bán ròng của khối ngoại đã giảm và hoạt động mua bán khá cân bằng. Thế nhưng, tâm lý của NĐT chịu ảnh hưởng nặng nề sau nhịp giảm trước đó. Đồng thời, các thông tin tiêu cực xuất hiện ngày một nhiều.
Thứ nhất, NĐT lo lắng về cuộc chiến thương mại do Mỹ khơi mào.
Thứ hai, việc FED tăng lãi suất và cảnh báo sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ đã đẩy dòng tiền đầu tư toàn cầu dịch chuyển mạnh từ các thị trường mới nổi về thị trường phát triển.
Thứ ba, CPI tháng 6 đã tăng 4,67% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu lạm phát tiếp tục gia tăng, sẽ khó tránh khỏi nguy cơ tăng lãi suất.
Thứ tư, tỷ giá USD/VND đang có dấu hiệu nóng lên khi nhiều lần vượt qua mốc 23.000. Câu chuyện tỷ giá là nguyên nhân khiến nhiều TTCK giảm điểm mạnh thời gian qua, như Thổ Nhĩ Kỳ, Philipines, Trung Quốc...
Cuối cùng, NĐT liên tục bán ra cổ phiếu thuộc nhóm VN30, đồng thời giao dịch kỳ hạn trên thị trường phái sinh nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch. Đây có lẽ là tác nhân lớn nhất thời điểm này khiến thị trường cơ sở giảm mạnh.
Có thể bạn quan tâm
12:15, 31/08/2017
04:22, 28/06/2018
11:43, 18/06/2018
11:05, 14/06/2018
05:40, 20/05/2018
11:23, 11/05/2018
2 kịch bản
TTCK đã giảm tới 20% so với đỉnh, nhưng hầu hết các NĐT đều chưa nhìn nhận đây là một cơ hội. Nhiều NĐT còn mong rằng thị trường hồi phục để thoát ra. Từ sự tự tin với mục tiêu tăng trưởng mạnh trong năm đến sự lo sợ đổ vỡ chỉ trong 3 tháng qua cho thấy rằng, TTCK Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng đã từng ghi nhận nhiều lần cơ hội luôn mở ra khi NĐT cảm thấy bi quan nhất. Điều này hoàn toàn có thể nếu chúng ta nhìn theo góc nhìn tích cực hơn. Ở góc nhìn tích cực nhất, dòng tiền sẽ quay lại và thị trường có thể sẽ tiếp cận lại mốc 1.100 điểm trong quý III/2018. Nếu căng thẳng thương mại và những biến động thị trường tiếp tục diễn ra theo chiều hướng xấu hơn, VN-Index có thể lui về dưới mốc 900 điểm.
Thị trường đang giao dịch chậm lại có thể do các NĐT đang chờ đón mùa báo cáo bán niên sắp diễn ra. Dòng tiền lớn đứng bên ngoài chắc hẳn cũng sẽ chờ đợi cơ hội sẽ đến.
Tuy nhiên trước những diễn biến bất thường từ thế giới, thị trường có lẽ cần thêm thời gian để định hình lại. Tuần giao dịch từ ngày 02/07-09/07/2018 cũng đang hướng đến điều này. Đối với những NĐT dài hạn có thể bắt đầu mua vào cổ phiếu, đặc biệt những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực và giá giảm rất sâu như FPT, HPG, MBB, VCB...