“Đã đến lúc phải có Luật riêng về hòa giải thương mại”

Diendandoanhnghiep.vn Các chính sách về hòa giải thương mại đã có từ lâu nhưng chưa có luật chuyên ngành điều chỉnh riêng cho lĩnh vực hòa giải thương mại. Do đó, doanh nghiệp chưa quan tâm đến hòa giải thương mại.

Bà Phạm Hồ Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế - Bộ Tư Pháp, cho rằng so sánh với pháp luật của Việt Nam hiện hành với Công ước Liên hợp quốc về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải đang có một số điểm tương thích.

Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là hoàn thiện pháp lý liên quan nhưng hoàn toàn có khả năng tham gia.

Nhiều chuyên gia khẳng định, hòa giải thương mại không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí mà còn giúp cải thiện môi trường kinh doanh.

Nhiều chuyên gia khẳng định, hòa giải thương mại không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí mà còn giúp cải thiện môi trường kinh doanh.

Cũng theo bà Hương, thông qua rà soát của Bộ Tư Pháp cho thấy nhiều khái niệm trong Công ước đã tương thích với pháp luật hiện hành của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung để tham gia Công ước còn phải hoàn thiện nhiều.

Cụ thể, vấn đề về hoà giải thương mại đã được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 22/2017 quy định về hòa giải thương mại.

Tuy nhiên những quy định này mới chỉ dừng lại ở các tranh chấp thương mại phát sinh trong nước mà chưa bao quát các trường hợp kết quả hòa giải có tính chất quốc tế.

Pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định về công nhận hiệu lực pháp lý và thi hành kết quả hòa giải hoặc cho phép viện dẫn kết quả hòa giải để chứng minh tranh chấp đã được giải quyết mang tính quốc tế.

Trong khi đó, Công ước đòi hỏi pháp luật của các quốc gia thành viên tham gia phải tương ứng với các quy định trong Công ước để tránh có độ vênh khi thực thi. Do đó, để tham gia Công ước Việt Nam phải tiến hành sửa đổi các quy định pháp luật liên quan.

Theo Bộ Tư pháp, khi tiến hành xây dựng Báo cáo đơn vị này nhận được nhiều ý kiến khác nhau về việc có nên tham gia Công ước hay không. Cụ thể, có ý kiến cho rằng chưa nên tham gia Công ước vì thị trường hoà giải thương mại của Việt Nam rất nhỏ, phần lớn các tranh chấp được doanh nghiệp đưa ra toà án luôn thay vì qua hoà giải thương mại.

Thực tế là hoà giải thương mại chưa được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lưu tâm sử dụng. Do đó, việc tham gia công ước sẽ phải đặt ra yêu cầu sửa đổi các quy định pháp luật trong nước là chưa cần thiết.

Từ cuối năm 2017 đến cuối năm 2020 các Trung tâm hoà giải thương mại của Việt Nam đã tiếp nhận 27 vụ việc chấp thương mại, trong đó có 11 vụ hoà giải thành, 16 vụ còn lại phần lớn là các bên rút yêu cầu hoặc không đồng ý tham gia hòa giải.

Tuy nhiên, đa số ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng việc tham gia Công ước là cần thiết và phải tham gia càng sớm càng tốt.

“Tham gia Công ước chính là một động lực để thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, công bằng. Việc này cũng thu hút cộng đồng doanh nghiệp lựa chọn phương thức hoà giải thương mại thay vì sử dụng toà án.

Những lợi ích của việc tham gia Công ước sẽ lớn hơn chi phí sửa đổi pháp luật và về lâu dài pháp luật thương mại của Việt Nam cũng phải thay đổi để thích nghi với thương mại quốc tế”, bà Hương nhấn mạnh.

Việt Nam đang trên đường hội nhập sâu rộng nên hoà giải thương mại mang tính chất quốc tế cần được ưu tiên hoàn thiện, áp dụng.

“Do đó, khi có một luật riêng về hoà giải thương mại các doanh nghiệp sẽ tin tưởng để lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại qua con đường hoà giải thay vì toà án hay trọng tài thương mại”, bà Hương nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Đã đến lúc phải có Luật riêng về hòa giải thương mại” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711643158 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711643158 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10