Đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất của “đại dịch corona”

Thy Hằng thực hiện 07/02/2020 15:00

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế đã chỉ đạo tất cả các bệnh viện trung ương chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là dịch lan rộng.

Ngay đối với các bệnh viện này, cũng đã dự trữ 3.000 giường bệnh, các bệnh viện tại Hà Nội dự trữ 2.000 giường bệnh.

Theo thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, hiện đường dây nóng 19009095 hoạt động song song với đường dây nóng 19003228 và các đường dây nóng của 21 bệnh viện có cơ sở theo dõi điều trị cách ly bệnh nhân nghi nhiễm/nhiễm nCoV đang hoạt động rất tích cực để hỗ trợ các cá nhân và tổ chức.

-Xin Thứ trưởng cho biết đặc tính, cơ chế lây lan của chủng virus corona?

Chủng virus này cùng họ với virus gây bệnh SARS. Bản thân virus gây bệnh trên động vật là chính. Nhưng từ năm 2003 đã gây 3 đợt dịch trên người, bao gồm bệnh SARS, MERS-CoV và viêm phổi Vũ Hán.

Đặc trưng của virus này khi ho, hắt hơi, virus không lơ lửng trong không khí, mà bám khá lâu vào các bề mặt gỗ, đá, sắt...

Khi tay chạm vào các bề mặt và sờ lên mắt, mũi, miệng sẽ lây bệnh. Vì thế, phải rửa tay nhiều lần trong ngày. Các nghiên cứu mới cho biết virus có thể lây qua đường phân (tiêu hoá), nhưng nguy cơ không rộng rãi.

Điểm đáng lo ngại hiện nay là những người biểu hiện bệnh nhẹ, hoặc chỉ có sốt nhẹ, hoặc chỉ đau mỏi cơ, nhưng vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Do đó, phòng bệnh tốt nhất bằng tránh đến nơi đông người và tiếp xúc đám đông chưa biết rõ. Và biện pháp quan trọng ít người để ý là lau bàn ghế, sàn nhà... bằng dung dịch vệ sinh bề mặt.

Giải trình tự gen virus cho thấy trên 90% gen virus giống dơi nhưng mùa này Vũ Hán không có dơi. Bệnh lây qua vật chủ nào thì chưa rõ. Nhưng không phải là lây qua các con vật nhà nuôi như chó, mèo...

br class=

Quảng Ninh thành lập Bệnh viện cách ly, thu dung, điều trị bệnh nhân thứ 2 đặt tại Bệnh viện Lao và Phổi tỉnh Quảng Ninh, ở TP Hạ Long, Quảng Ninh.

Tôi cũng lưu ý, khẩu trang không phải là cứu tinh. Nơi nắng, gió như Tây Nguyên không nhất thiết dùng khẩu trang y tế. Virus này rất sợ nắng, gió và tia cực tím.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam nuôi cấy và phân lập thành công virus corona mới

    11:36, 07/02/2020

  • VTR “phát sốt” vì dịch cúm Corona

    11:00, 07/02/2020

  • Từ sự cố Corona - tương lai về đâu nếu cứ mãi vô minh?

    06:00, 07/02/2020

  • Chế độ nghỉ đối với người lao động bị cách ly do nghi nhiễm virut corona

    04:30, 07/02/2020

  • Cổ phiếu ngành bia giảm mạnh vì dịch cúm corona

    04:00, 07/02/2020

  • Dịch bệnh corona đã tác động ra sao tới TTCK?

    04:00, 07/02/2020

-Chúng ta đã ghi nhận 3 trường hợp điều trị thành công, vậy phác đồ điều trị virus corona ở Việt Nam hiện nay như thế nào, thưa ông?

Về điều trị, Bộ Y tế đã thận trọng đưa ra phác đồ điều trị đồng thời mở cửa học tập các phương thức ở nước ngoài.

Bệnh do virus corona gây ra không có phương thức điều trị đặc hiệu, dựa trên nguyên tắc cơ bản điều trị triệu chứng. Nếu bệnh nhân sốt thì hạ sốt, đảm bảo dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ, theo dõi thật sát nhất là vấn đề liên quan đến hô hấp.

Nếu phát hiện suy hô hấp thì có biện pháp can thiệp theo các mức độ: mức độ nhẹ - chỉ cần thở oxy, điều trị triệu chứng; mức độ hai –can thiệp thở có hỗ trợ; mức 3 có thở máy.

Tại Việt Nam, qua 10 trường hợp mắc, đa phần bệnh nhân chỉ phải điều trị triệu chứng. Chỉ có một trường hợp duy nhất là người Trung Quốc phải thở oxy vì bệnh nhân có nhiều bệnh nền, tuổi cao nhưng không cần thở máy. Hiện nay, các bệnh nhân cơ bản chỉ bằng biện pháp điều trị đơn giản như vậy.

Phác đồ điều trị của Việt Nam hiện tiệm cận với phương thức của thế giới, tương tự việc điều trị dịch SARS trước đây, dù 10 ca nhiễm mới có 3 bệnh nhân được chữa khỏi nhưng 7 ca còn lại đều kiểm soát tốt, tình trạng sức khoẻ ổn định.

-Thứ trưởng có cho biết đỉnh dịch do virus corona chủng mới là 7-10 ngày tới ở Trung Quốc. Vậy bao giờ là đỉnh dịch của Việt Nam?

Các chuyên gia quốc tế đánh giá đỉnh dịch ở Trung Quốc khoảng 7-10 ngày tới. Phải khẳng định, chúng ta không đợi đến khi Trung Quốc đạt đỉnh dịch mới triển khai các biện pháp chống dịch, chúng ta đã chống từ sớm. Chúng ta cũng khoanh vùng cách ly trong nước, vì vậy nếu Trung Quốc có lên hay xuống thì tình hình Việt Nam vẫn là việc chúng ta cách ly triệt để với nguồn lây này và kiểm soát triệt để trong nước.

Phương pháp xét nghiệm xác định người nhiễm virus corona hiện nay được toàn thế giới áp dụng là Real-time PCR (RT-PCR). Đây là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. Toàn bộ quy trình của phương pháp này là 5,5-8,9 giờ, bao gồm thời gian phá mẫu, chuẩn bị mẫu hay ủ như thế nào...

-Chúng ta đã chuẩn bị như thế nào cho tình huống này?

Bộ Y tế đã chỉ đạo tất cả các bệnh viện trung ương chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là dịch lan rộng. Ngay đối với các bệnh viện này, cũng đã dự trữ 3.000 giường bệnh, các bệnh viện tại Hà Nội dự trữ 2.000 giường bệnh. Vì vậy chúng ta chưa cần xây bệnh viện dã chiến, mà sử dụng bệnh viện sẵn có, sẵn sàng tiếp đón bệnh nhân trong tình trạng xấu nhất.

Ví dụ, tỉnh Khánh Hòa đưa ra các phương án nếu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đầy bệnh nhân chuyển sang Bệnh viện Phổi, không đủ lại chuyển tiếp sang Bệnh viện da liễu. Các địa phương hiện nay đã chuẩn bị phương án điều trị phù hợp nhất, nên chúng ta không quá hoang mang. Chúng ta phải có phương án tiếp đón bệnh nhân trong tình huống xấu nhất.

Rất may là qua các nghiên cứu của nhà khoa học cho thấy người đã bị nhiễm virus corona và được chữa khỏi bệnh thì sẽ khó có khả năng tái nhiễm, có thể miễn dịch được trong 2 năm. Ngoài ra, việc chữa trị cho bệnh nhân mắc virus corona, theo quy định của Luật Truyền nhiễm sẽ miễn phí việc điều trị đến khi khỏi bệnh.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!

PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội:
Virus có thể sống trên tay người 5 - 10 phút

Hình thức lây nhiễm corona virus phổ biến nhất là do chạm, tiếp xúc những thứ ở nơi công cộng, vì vậy hãy rửa tay thường xuyên. Virus chỉ có thể sống trên tay người trong 5-10 phút, nhưng trong 5-10 phút đó có rất nhiều hoạt động có thể xảy ra như vô tình dụi mắt… những hoạt động này làm virus có thể xâm nhập vào cơ thể. Ngoài việc rửa tay thường xuyên, hãy súc miệng, súc họng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn để loại bỏ hoặc giảm thiểu virus khi chúng vẫn còn trong cổ họng trước khi xâm nhập xuống phổi. Thời gian ủ bệnh của virus corona được cho là từ khoảng 2 đến 14 ngày. Trong giai đoạn này, người bệnh không có triệu chứng rõ ràng và rất dễ bị lọt qua các trạm kiểm soát dịch.

TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope (California, Mỹ):
Virus corona sống trên 25 độ C

Nhiều người nhận định virus corona sẽ chết khi ở nhiệt độ trên 25 độ C là sai lầm. Bởi cơ thể của con người lúc nào cũng duy trì ở nhiệt độ 37 độ C, lúc sốt có thể lên đến 40 độ C hoặc hơn. Ở nhiệt độ đó virus vẫn có thể sống tốt trong cơ thể vật chủ. Virus chỉ chết trong cơ thể khi hệ miễn dịch của chúng ta nhận biết ra chúng, tấn công tiêu diệt chúng và các tế bào chứa chúng. Đặc biệt, bên ngoài môi trường vật chủ, virus sẽ dễ bị chết sớm, thông thường chúng chết chỉ trong vài phút cho đến vài giờ. Tuy nhiên, ở các điều kiện môi trường như nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp, virus có thể kéo dài thời gian sống.

Các nghiên cứu về khả năng tồn tại trong môi trường của virus gây bệnh SARS, người ta nhận thấy môi trường lạnh và khô (độ ẩm thấp) thì chúng càng sống lâu. Với nhiệt độ 4 độ C, virus sống hơn một tháng trong môi trường. Cụ thể, ở nhiệt độ phòng 22-25 độ C, độ ẩm 40-50%, virus sống khoẻ tới 5 ngày, sau đó sẽ giảm từ từ. Đây là nhiệt độ và độ ẩm điển hình của một căn phòng có điều hoà nhiệt độ. Ở nhiệt độ vừa phải 28-33 độ C, độ ẩm không ảnh hưởng tới virus đáng kể, có thể sống trong môi trường tới 4-5 ngày.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất của “đại dịch corona”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO