Một số ĐBQH bức xúc trước tình trạng hàng loạt dự án đội vốn so với phê duyệt ban đầu thời gian qua, thậm chí có dự án đội vốn tới 36 lần dự toán ban đầu.
Báo cáo của Tổng kiểm toán Nhà nước cho thấy, tình trạng điều chỉnh vốn xảy ra ở hầu khắp các dự án với số tiền tăng thêm rất lớn. Đơn cử, dự án cảng nhập than Trung tâm điện lực Vĩnh Tân sau 3 lần điều chỉnh đã tăng lên hơn 3.020 tỷ đồng; dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1 tăng thêm 10.322 tỷ đồng; dự án thủy điện Nậm Chiến sau 4 lần điều chỉnh tăng vốn lên hơn 3.360 tỷ đồng...
Có thể bạn quan tâm
05:30, 03/05/2018
11:53, 20/04/2018
13:05, 02/03/2018
10:25, 14/11/2017
10:29, 28/10/2015
20:52, 24/10/2015
Điều chỉnh vốn xảy ra ở hầu khắp các dự án
Một ví dụ điển hình, dự án nạo vét xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê thuộc khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) điều chỉnh từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng, nghĩa là tăng đến 36 lần so với ban đầu.
Đánh giá về vấn đề này, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐB tỉnh Đồng Tháp) bức xúc, đây là trường hợp không thể chấp nhận và rất bất hợp lý, việc tăng đến 36 lần so với ban đầu là một điều không tưởng.
Để có thể kể hết có bao nhiêu dự án điều chỉnh tăng vốn là điều không thể, bởi vì nó đã quá nhiều. Mà nguyên nhân của tình trạng đội vốn ở các dự án đầu tư công cũng rất đa dạng như: cầm đèn chạy trước ô tô, phê duyệt dự án khi chưa đủ thủ tục, không phù hợp với quy hoạch vùng hoặc trùng lắp với dự án khác. Có trường hợp phê duyệt vượt định mức, quyết định đầu tư chưa xác định rõ nguồn vốn thời gian thực hiện dự án, chưa phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình thiết kế, xác định tổng mức đầu tư còn sai sót, ưu tiên chọn nhà thầu bỏ giá thấp mà chưa quan tâm đến năng lực thực sự của nhà thầu. Cuối cùng, chủ đầu tư sập bẫy nhà thầu giá rẻ trong quá trình thi công, phải điều chỉnh vốn nhiều lần với giá trị lớn.
ĐBQH Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐB TP Hà Nội cho rằng, các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả là trách nhiệm của người trình dự án, người thẩm định dự án, người tổ chức thực hiện dự án.
Còn theo ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn ĐB tỉnh Quảng Bình), đầu tư cho những dự án như trên là một nhược điểm lớn mà nền kinh tế đang vấp phải. Điều này luôn được Quốc hội, Chính phủ, Bộ Chính trị rất quan tâm, chỉ đạo xử lý nghiêm những việc vi phạm này, nhằm ngăn chặn, hạn chế và cảnh tỉnh tất cả các doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình thực hiện dự án.
Không để kẻ cơ hội đục khoét ngân khố quốc gia
Theo nghiên cứu của ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), việc để xảy ra chậm tiến độ dự án sẽ làm tăng 17,6% chi phí mỗi năm, bao gồm 6,5% do lạm phát, 11,7% do lợi ích dự án bị mất đi. Tính trung bình, nếu dự án chậm trễ từ 2 đến 3 năm sẽ làm tăng chi phí lên đến 50% do phát sinh thâm hụt tài chính.
Tăng vốn, đội vốn sẽ còn xảy ra nếu quy trình triển khai các dự án từ ngân sách không tuân thủ nghiêm ngặt. Hệ quả của nó sẽ dẫn đến bội chi ngân sách, mất cân đối nguồn lực đầu tư phát triển, sâu xa hơn, còn làm tăng gánh nặng nợ công. Vừa qua Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã làm việc với một số bộ, ngành có liên quan đến vấn đề các dự án chậm giải ngân, dự án đội giá, chỉnh sửa lại dự án do chậm giải ngân thiếu vốn…
Trình bày báo cáo trước Quốc hội về các nhiệm vụ và giải pháp ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu rõ: Chính phủ sẽ thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, giữ nợ công trong giới hạn quy định; Khẩn trương hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; phấn đấu giải ngân 100% dự toán chi đầu tư phát triển được giao, không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Chính phủ sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước; Không để những kẻ cơ hội, tham nhũng đục khoét ngân khố quốc gia, đục khoét lòng tin của dân và làm ảnh hưởng đến nỗ lực kiến tạo của Chính phủ.
Bà Nguyễn Thị Thanh – Bí thư Tỉnh Ninh Binh Cần phải phân loại dự án Vừa qua, dự thảo Luật Đầu tư công có thay đổi, theo đó, thay đổi này liên quan đến thẩm định nguồn vốn, xác định nguồn vốn có đủ cho dự án không? Tuy nhiên, lại có bất cập đó là dự án thì lớn, vốn không có. Ngoài ra, nhiều dự án lại có sự vênh nhau giữa quy mô và nguồn vốn. Đây cũng là lý do giải thích vì sao giải ngân chậm, khi xử lý tình huống này lại phát sinh tình huống mới. Để giải quyết trọn vẹn là câu chuyện rất khó khăn, khi “bánh” ngân sách của chúng ta đang bé. TS Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt NamLàm rõ nguyên nhân đội vốn Trên thực tế, các công trình lớn, do phải trải qua thời gian thi công dài, trung bình 3 - 5 năm nên đều được xây dựng chi phí dự phòng, thường khoảng 10% tổng mức đầu tư để bù đắp cho trượt giá, đội vốn. Tuy nhiên, do đầu tư công được ví như "chùm khế ngọt" nên có tâm lý "tiêu cho hết dự phòng" và "ăn cả ngoài vốn dự phòng" nên mới có chuyện hàng loạt công trình đội vốn lên đến 50 - 70%, thậm chí vượt hơn 100% trong hầu hết các lĩnh vực. Một lý do quan trọng nữa là do các bộ ngành là đại diện chủ đầu tư thường muốn "ôm" luôn cả vai trò quản lý dự án, hoặc dành các khâu quản lý, tư vấn thiết kế cho các công ty "trong nhà" hay công ty “sân sau” nên năng lực kém mới dẫn đến quá trình khảo sát thiết kế không sát thực tế, phải thay đổi nhiều lần và quản lý dự án thiếu chuyên nghiệp, thất thoát là dễ hiểu. |