Có nhiều công trình viễn thông, thiết bị viễn thông không còn sử dụng, nhưng dây cáp vẫn “chằng chịt” tại các khu đô thị, thôn quê, khu dân cư… gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
>>Làm rõ nhiệm vụ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước (Quảng Nam) nhấn mạnh tại phiên thảo luận dự án Luật Viễn thông (sửa đổi), ngày 28/8.
Do đó, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan giải trình tiếp tục nghiên cứu quy định về quản lý các công trình viễn thông, bổ sung thêm khoản quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông trong việc thu hồi công trình viễn thông không còn sử dụng.
Đại biểu Dương Văn Phước nêu thực tế, có nhiều công trình viễn thông, thiết bị viễn thông không còn sử dụng, dây cáp viễn thông đang “chằng chịt” tại các khu đô thị, ngay cả các tuyến đường thôn quê, khu dân cư, gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
“Nguyên nhân là các nhà mạng cung cấp dịch vụ thiếu trách nhiệm, không thu hồi dây cấp, trong khi việc sử dụng, thi công, lắp đặt không đảm bảo kỹ thuật, mỹ quan”, đại biểu Dương Văn Phước nói.
Đại biểu Dương Văn Phước cũng đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung các quy định, có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp này để các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có trách nhiệm đảm bảo quy trình kỹ thuật, mỹ quan, thu hồi các thiết bị, dây cáp không còn sử dụng.
Đại biểu Dương Văn Phước đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm chỉ đạo ý kiến của đại biể Quốc hội, để đảm bảo mọi ý kiến của đại biểu Quốc hội được tiếp thu và giải trình làm rõ.
Góp ý về Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có báo cáo tổng kết về Quỹ dịch vụ viễn thông công ích gửi các tình, thành phố, đánh giá rõ về hiệu quả hoạt động của Quỹ trong thời gian qua.
Qua đó khẳng định Quỹ đã phát huy vai trò lớn trong việc hỗ trợ thực hiện chính sách của Nhà nước về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích để đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời trong việc triển khai Quỹ này ở vùng sâu vùng xa, giảm bớt sự chênh lệch khoảng cách về thụ hưởng thông tin giữa các vùng miền.
>>Đại biểu tranh luận về đổi tên Luật Căn cước công dân
>>Làm rõ nhiệm vụ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Tuy nhiên, để phát hguy vai trò của Quỹ này, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị Luật nên cân nhắc các nội dung liên quan đến mục tiêu hỗ trợ, nguyên tắc hoạt động, cơ chế đặt hàng, quy định về đóng góp và sử dụng nguồn tài chính của Quỹ để bảo đảm tính minh bạch và phát huy vai trò của Quỹ, đảm bảo nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, còn lại thì giao Chính phủ quy định chi tiết.
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm cũng đề nghị Ban soạn thảo, đặc biệt Chính phủ cần tiếp tục xem xét, đánh giá những nội dung nào cần thực hiện trong thời gian tới thì quy định cụ thể tỉ lệ phân bổ kinh phí từ Quỹ cho từng chương trình cụ thể để triển khai thực hiện cso hiệu quả hơn trong quá trình duy trì Quỹ này.
Làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, đối với ý kiến của đại biểu Dương Văn Phước qua khảo sát, có xuất hiện trường hợp một số doanh nghiệp viễn thông, trong quá trình hoạt động có sử dụng các công trình viễn thông.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp không còn hoạt động nữa thì các doanh nghiệp đó lại không có trách nhiệm tháo dỡ, thu hồi công trình, gây mất mỹ quan, phản cảm, gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Cơ quan thẩm tra sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu để có điều chỉnh cụ thể trong các điều khoản của luật để khắc phục vấn đề này.
Đối với Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, cơ quan thẩm tra sẽ nghiên cứu, cố gắng để làm rõ các nguyên tắc, tôn chỉ, mục tiêu, cơ chế thu chi của quỹ để khắc phục những bất cập, vướng mắc hiện có. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn nữa về nội dung này.
Có thể bạn quan tâm
10:31, 28/08/2023
14:33, 24/07/2023
01:00, 03/07/2023
03:00, 01/07/2023