Đại biểu Quốc hội quan tâm gì khi “Chất vấn và trả lời chất vấn”?

Diendandoanhnghiep.vn Bên hành lang Quốc hội, phóng viên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã lấy ý kiến các ĐBQH trước khi các phiên “Chất vấn và trả lời chất vấn” chính thức diễn ra.

Văn phòng Quốc hội vừa có chương trình phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Theo chương trình phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra từ 4-6/6/2018. 

ĐB Trần Anh Tuấn (đoàn TP Hồ Chí Minh): "Tôi quan tâm về chất lượng lao động và Luật đất đai"

Trước hết, tôi sẽ chất vấn Bộ Lao động Thương Binh – Xã hội về vấn đề lao động - việc làm. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, phát triển và ứng dụng công nghiệp 4.0 như hiện nay thì lao động Việt Nam đang ở mức độ nào, giai đoạn nào, có phù hợp ko và có thể cạnh tranh với lao động các nước trong khu vực, trên thế giới hay không?

ĐB Trần Anh Tuấn (đoàn TP Hồ Chí Minh)

ĐB Trần Anh Tuấn (đoàn TP Hồ Chí Minh)

Hiện nay, thị trường lao động đang có sự giao thoa, luân chuyển khá tự do giữa các nước với nhau, đặc biệt là trong khu vực Asean. Liệu rằng cách đào tạo, chất lượng đào tạo về nghề chuyên môn, kỹ thuật đối với lao động Việt Nam như ngày hôm nay có đủ sức cạnh tranh được với lực lượng lao động của các nước để trụ vững ngay trên sân nhà hay ko, chứ chưa nói khi chúng ta mở rộng thị trường sang các nước bạn.

Nếu chúng ta có nguồn lao động tốt, thứ nhất sẽ đáp ứng cho yêu cầu sản xuất, thứ hai sẽ cải thiện thu nhập để lo cho cho cuộc sống của họ và thứ ba chúng ta mới đủ tâm thế để hội nhập.

Bên cạnh đó, đối với vấn đề quy hoạch, sử dụng đất, theo tôi, chúng ta đã có định hướng sửa đổi Luật Đất đai trong thời gian tới để giải quyết căn cơ. Nếu không điều chỉnh, sửa đổi quy hoạch sử dụng đất thì những quy hoạch khác, nhất là quy hoạch mang tính chất kỹ thuật, chuyên ngành chúng ta rất khó triển khai. Ví dụ vùng đất đó vẫn là đất nông nghiệp nhưng sát bên đô thị, hiện không thể triển khai xây dựng đô thị nhưng người nông dân cũng không sản xuất được. Đất nông nghiệp hoạt động sản xuất không hiệu quả nhưng cũng không được chuyển đổi sang mục đích khác gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho người dân. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất và thực hiện quy hoạch là bài toán cần có lời giải để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về đất đai cho người dân.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị): "Chúng ta cần làm rõ câu chuyện giá và phí"

Trong những phiên chất vấn lần này, chúng ta cần phải làm rõ câu chuyện phí, giá cả trong lĩnh vực giao thông, giáo dục và y tế. Chỉ khi làm rõ cách quản lý theo hướng mạch lạc, giá là giá, phí là phí thì chúng ta mới có thể quản lý tốt được.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị)

Đại biểu Đỗ Văn Sinh (đoàn Quảng Trị)

Cần quay lại câu chuyện tại sao lại có phí? Lâu nay, chúng ta đã quen sử dụng những từ như học phí, viện phí và đã được thể hiện trong văn bản pháp luật. Trước đây, Nhà nước bao cấp toàn bộ, đầu tư cho bệnh viện, trường học, đường sá nhưng chỉ thu lại một phần chi phí qua các loại phí. Thực chất đây là chi phí để sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, dịch vụ đường bộ...

Hiện nay, chúng ta đã chuyển đổi sang kinh tế thị trường, trong điều kiện ngân sách Nhà nước khó khăn, cần phải huy động các nguồn lực cho phát triển, trong đó có phát triển kết cấu hạ tầng. Nhà đầu tư bỏ vốn ra làm công trình giao thông nên họ phải tính đủ chi phí để thu lại vốn, đó là giá sử dụng dịch vụ đường bộ. Tuy nhiên, công trình này vẫn là tài sản công, do vậy, chúng ta phải quản lý chặt, kiểm soát dự án ngay từ đầu xem tổng mức đầu tư có đúng không, chất lượng công trình có bảo đảm, lưu lượng dòng xe là bao nhiêu. Từ đó tính ngược lại, để đến một thời gian nhất định nhà đầu tư thu lại vốn và bàn giao trở lại công trình cho Nhà nước. Công tác quản lý Nhà nước đang đi theo hướng đó. Quản lý từ khâu đề xuất dự án đến tổ chức thực hiện, khai thác, vận hành, vừa bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư, thu lại được vốn vừa hài hòa với việc người dân sử dụng dịch vụ hợp lý.

ĐB Nguyễn kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng): "Tôi muốn chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh – Xã hội"

ĐB Nguyễn kim Thúy (đoàn Đà Nẵng)

ĐB Nguyễn kim Thúy (đoàn Đà Nẵng)

 Tôi sẽ có 2 vấn đề cần câu trả lời từ Bộ Lao động Thương binh – Xã hội. Thứ nhất,  đó là lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài hôm nay đa phần là lao động phổ thông, thu nhập thấp mặc dù có phần nào cải thiện cuộc sống gia đình nhưng rất bấp bênh. Đặc biệt có những tổ chức đưa người đi lao động nước ngoài không đúng theo tinh thần quy định, mang con bỏ chợ làm ảnh hưởng nhất định đến đời sống của người lao động. Bộ trưởng có giải pháp gì trước tình trạng trên?

Cùng với đó, tôi cũng  quan tâm việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Hiện nay nạn bạo hành trẻ em nhất là trẻ em mầm non diễn ra với tỷ lệ ngày càng cao. Bạn thử nghĩ, những đứa trẻ còn ngây thơ non nớt mà bị bạo hành như vậy, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hình thành phát triển nhân cách sau này.

Tôi muốn đề xuất Bộ trưởng cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm tình trạng xâm hại trẻ em để chấm dứt những câu chuyện bức bối như đã xảy ra thời gian qua.

Theo chương trình, ngày 4.6.2018: Buổi sáng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trực tiếp điều hành phiên chất vấn. Sau đó, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải sẽ trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Từ 9h30, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất: Giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong cả nước, nhất là tại các thành phố lớn. Giải pháp xử lý những vấn đề tồn tại đối với các dự án giao thông đầu tư theo hình thức xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT).

Người trả lời chất vấn đầu tiên là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan (nếu có).

Chiều 4.6, sau khi kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thứ nhất, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 2.

Nhóm vấn đề thứ hai gồm: Công tác quản lý đất đai tại các thành phố lớn, các địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo. Tình trạng ô nhiễm môi trường và kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp. Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại các vùng, địa phương, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.

Người trả lời chất vấn là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Xây dựng, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan (nếu có).

Ngày 5.6, buổi sáng: Sau khi kết thúc phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thứ 2.

Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 3: Thực trạng thị trường lao động ở nước ta hiện nay, vấn đề giải quyết việc làm trong nước và đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề; dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội. Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em; giải pháp khắc phục tình trạng bạo hành và xâm hại trẻ em.

Người trả lời chất vấn là Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao, Công an và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan (nếu có).

Chiều 5.6: Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các thành viên Chính phủ tiếp tục trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thứ 3. Sau đó, Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc nhóm vấn đề chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Ngày chất vấn thứ 3, ngày 6.6, buổi sáng, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 4: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông. Công tác quản lý giáo dục mầm non, nhất là giáo dục mầm non ngoài công lập. Giải pháp khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh trong nhà trường.

Người trả lời chất vấn là Bộ trưởng Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan (nếu có).

Buổi chiều, sau khi kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo và các thành viên Chính phủ về nhóm vấn đề thứ 4. Từ 14h25 đến 16h45 (giải lao từ 15h30-15h50), Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ thay mặt Chính phủ báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Sau đó, Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đại biểu Quốc hội quan tâm gì khi “Chất vấn và trả lời chất vấn”? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714396011 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714396011 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10