Đại biểu Quốc hội: Tại sao gần 200.000 doanh nghiệp, gần 600.000 hộ kinh doanh "mất tích" mà không biết?

Diendandoanhnghiep.vn Đại biểu Ngô Trung Thành cho biết gần 800.000 chủ thể đang kinh doanh mà bỗng dưng các cơ quan nhà nước không biết được họ đang ở đâu, gây thất thu thuế là lỗ hổng trong quản lý.

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp vào ngân sách nhà nước, Đại biểu Ngô Trung Thành (đoàn Đắk Lắk) bày tỏ băn khoăn về việc cho hưởng chính sách khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp với nhóm đối tượng là người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh không còn hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký. 

Đại biểu Ngô Trung Thành

Đại biểu Ngô Trung Thành nhận định 800.000 chủ thể "mất tích" là lỗ hổng trong quản lý.

Cụ thể, theo dự thảo Nghị quyết, trong 7 nhóm đối tượng được đề xuất áp dụng chủ trương khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, có tới 771.416 người nộp thuế (gồm 191.789 doanh nghiệp, 579.627 hộ gia đình và cá nhân) bỏ địa chỉ kinh doanh không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế, với số tiền nợ thuế là 24.194 tỷ đồng.

Đại biểu Ngô Trung Thành phân tích, trong nền kinh tế thị trường, việc các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thay đổi địa điểm kinh doanh là điều hết sức bình thường và phổ biến.

Pháp luật pháp đã quy định rõ khi thay đổi địa chỉ liên lạc thì doanh nghiệp phải báo cáo với cơ quan đăng ký kinh doanh, nếu không báo cáo là vi phạm pháp luật. Vấn đề đặt ra là khi doanh nghiệp làm sai như vậy mà cơ quan quản lý nhà nước không có biện pháp để nắm bắt được thì đó là một lỗ hổng lớn trong quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, quản lý dân cư.

“Tôi thấy khó có thể lý giải thuyết phục được tại sao gần 200.000 doanh nghiệp, gần 600.000 hộ gia đình, cá nhân đang kinh doanh mà bỗng dưng các cơ quan nhà nước không biết được họ đang ở đâu nữa. Việc này không chỉ dẫn đến thất thu thuế cho ngân sách, mà hệ lụy còn gần 800.000 chủ thể trên hiện đang làm gì, có vi phạm pháp luật hay không liệu có biết được?”, Đại biểu Ngô Trung Thành nói.

Từ phân tích đó, Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo báo cáo làm rõ thêm và có giải pháp để có thể quản lý được và tránh thất thu thuế từ nhóm đối tượng này. 

Trong khi đó, Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) đề nghị dự thảo luật cần làm rõ một số vấn đề liên quan đến đối tượng hưởng xóa nợ thuế, trách nhiệm của các cá nhân khi để xảy ra việc xóa nợ thuế sai đối tượng, thành lập hội đồng tư vấn và kiểm toán xóa nợ thuế.

Về đối tượng được hưởng xóa nợ thuế, với quy định tại mục 3, dự thảo Nghị quyết thì ngoài người nộp thuế đã chết, mất tích còn bao gồm các đối tượng mất năng lực dân sự, đã tự phá sản, giải thể, người nộp thuế chấm dứt kinh doanh, không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đề nghị

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đề nghị xoá nợ thuế cần công khai, minh bạch

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ cho rằng, cần nghiên cứu và xem xét các đối tượng làm thủ tục giải thể, phá sản nhưng lại có thể thành lập lại doanh nghiệp với tên khác và do người của họ đứng tên, điều này không dễ phát hiện. Bởi số tiền được xét xóa nợ tiền phạt, tiền chậm nộp liên quan đến đối tượng này là không nhỏ, chiếm tỷ trọng 96,5% trong tổng số tiền xử lý nợ (16.357 tỷ đồng).

Theo báo cáo có 1.227 người nộp thuế là người đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự với số tiền nợ thuế là 362 tỷ đồng, trong đó tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp chỉ 162 tỷ đồng.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đề nghị: "Dự thảo Nghị quyết cần nêu rõ trách nhiệm của các cá nhân khi để xảy ra việc xóa nợ thuế sai đối tượng, tránh tình trạng lợi dụng chính sách hoặc lợi ích nhóm, làm thiệt hại ngân sách nhà nước vì số tiền xóa nợ là rất lớn".

Theo Đại biểu Hà Tĩnh, một trong những đối tượng được đề xuất xử lý tiền thuế nợ đó là người đã chết. Song, thực tế có trường hợp người chết nhưng vẫn có người thừa kế pháp lý, nghĩa là vẫn tồn tại.

Theo Bộ Tài chính, đến ngày 31/8 là 88.253 tỷ đồng. Trong đó tiền nợ thuế không còn khả năng nộp ngân sách là 42.990 tỷ đồng, chiếm 48,7% tổng số tiền nợ thuế. Tổng số tiền phạt chậm nộp và tiền chậm nộp tính đến ngày 31/8 là 15.779 tỷ đồng. Nhiều trường hợp người nộp thuế đã chết, phá sản, giải thể, mất tích... nhưng vẫn bị tính tiền phạt, chậm nộp. 
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714255804 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714255804 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10