Đại hội XIII: Cơ quan tư pháp đôi lúc chưa bắt kịp những đổi mới về kinh tế - xã hội

MINH PHONG 27/01/2021 11:25

Tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp đôi lúc chưa bắt kịp những đổi mới về kinh tế - xã hội; việc phân định một số chức năng, nhiệm vụ chưa được đồng bộ.

Ông Lê Hồng Quang – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chánh án Thường trực Toà án Nhân dân Tối cao nhấn mạnh trong bài phát biểu tại phiên họp Đại hội XIII diễn ra sáng nay (27/1).

Ông Lê Hồng Quang – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chánh án Thường trực Toà án Nhân dân Tối cao.

Ông Lê Hồng Quang – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chánh án Thường trực Toà án Nhân dân Tối cao.

Ông Quang cho biết, cách đây hơn 70 năm, tại Hội nghị cán bộ tư pháp toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Vấn đề tư pháp là vấn đề ở đời và làm người; do vậy, Người căn dặn “phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”.

Trải qua 75 năm xây dựng phát triển, đất nước ta thay đổi vượt bậc. Nhìn lại chặng đường đó, Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.

Theo ông Lê Hồng Quang, xây dựng đất nước hùng cường gắn với xây dựng nền tư pháp văn minh, hiện đại là nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới. Và, thời gian qua đã sự đổi thay về cơ cấu, tổ chức, hoạt động của hệ thống tư pháp nói chung và TAND nói riêng. Khối lượng công việc mà Tòa án phải giải quyết năm sau cao hơn năm trước từ 8-10%. Riêng năm 2020 Tòa án giải quyết hơn 600.000 vụ việc các loại, tăng gấp 3 lần so với năm 2005 và hơn 2 lần so với năm 2010. Trong khi đó, số lượng biên chế của Tòa án 10 năm gần đây không thay đổi. Có được kết quả trên xuất phát từ nỗ lực của quá trình cải cách tư pháp trong hệ thống Tòa án.

“Trước đây, chúng ta coi việc giúp dân là làm thay cho dân; nhưng với tư duy đổi mới, Tòa án giúp dân chính là mang lại công bằng cho người dân. Do đó, các phán quyết của Tòa án không chỉ căn cứ vào chứng cứ có trong hồ sơ, mà còn dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Trong xét xử hình sự, bản án của Tòa án không những áp dụng chế tài trừng trị, răn đe người phạm tội, mà còn có tác dụng cảnh tỉnh, giáo dục và phòng ngừa chung”. – ông Lê Hồng Quang nói.

Theo ông Quang, đối với giải quyết, xét xử các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động, Tòa án giờ đây giữ vai trò trọng tài, hướng dẫn, giúp người dân thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng theo luật định. Tòa án tạo điều kiện thuận lợi để đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, nhưng vẫn tuân thủ nghiêm pháp chế, đồng thời đảm bảo được công lý, công bằng xã hội.

Qua cải cách, Tòa án thể hiện sự “gần dân” ở việc đơn giản hóa thủ tục hành chính - tư pháp; minh bạch trong ban hành, công bố bản án, quyết định và phát triển án lệ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin… để người dân tiếp cận hoạt động tố tụng từ xa.

“Ngày nay, với sự giúp sức của internet và ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, khoảng cách gần dân về địa lý, về thể chất dần thay thế bằng việc phục vụ người dân ngay trên môi trường mạng; Tòa án tương tác với người dân ở bất cứ đâu và bất kỳ khi nào mà không cần phải đến trụ sở Tòa án.

Bên cạnh đó, Tòa án giải quyết, xét xử các tranh chấp trong dân trên nền tảng pháp luật, nhưng không tách rời đời sống hàng ngày nên cần phải “hiểu dân” tường tận”. – Ông Quang nói.

Vẫn theo ông Quang, thẩm phán giờ đây không những tinh thông nghiệp vụ, giỏi kỹ năng xét xử mà cần phải am tường về thực tiễn xã hội, thấu hiểu tâm tư, tình cảm, những khó khăn của người dân ở nhiều góc độ để có phương pháp giải quyết phù hợp. Từ đó, đưa ra được phán quyết công tâm, có sức thuyết phục.

Qua việc “gần dân, hiểu dân, giúp dân” tạo nên sự tương tác đa chiều trong “học dân”. Thẩm phán trau dồi kiến thức, kỹ năng xét xử từ việc tham khảo tiền lệ pháp, tập quán pháp tốt đẹp trong dân; đối chiếu với thực định pháp để đưa ra phán quyết thấu tình, đạt lý; đồng thời làm phong phú thêm kinh nghiệm xét xử, hình thành án lệ, bổ sung cho những khoảng trống mà pháp luật chưa điều chỉnh.

Đại hội XIII của Đảng đã sang ngày làm việc thứ 3.

Đại hội XIII của Đảng đã sang ngày làm việc thứ 3.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, song theo ông Lê Hồng Quang, việc vận dụng và phát huy phương châm “lấy dân là gốc” trong hoạt động tư pháp vẫn còn những tồn tại nhất định, như việc cụ thể hóa quyền làm chủ của Nhân dân trong hoạt động tư pháp cần nỗ lực nhiều hơn nữa; vai trò giám sát chưa phát huy hết thế mạnh; pháp luật về tố tụng còn bất cập. Tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp đôi lúc chưa bắt kịp những đổi mới về kinh tế - xã hội; việc phân định một số chức năng, nhiệm vụ chưa được đồng bộ.

“Nhìn chung, hoạt động của cơ quan tư pháp cần phải tiếp tục cải cách để hoàn thiện hơn”. – ông Quang nói và cho biết, nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết của BCH Trung ương về chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có nội dung về cải cách tư pháp, Ban cán sự đảng TAND tối cao đề xuất một số quan điểm, nhiệm vụ cải cách tư pháp giai đoạn hậu 2020 như sau:

Thứ nhất: Kiên định, nhất quán nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, thống nhất và trực tiếp đối với cơ quan tư pháp.

Thứ hai: Cải cách tư pháp vì sự phát triển của đất nước. Xác định cải cách tư pháp là động lực quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tư pháp và công tác phòng chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo.

Thứ ba: Xây dựng nền tư pháp vì Nhân dân phục vụ. Hoạt động tư pháp phải đặt người dân vào vị trí trung tâm. Tiếp tục đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động theo hướng đảm bảo trong sạch, tinh gọn, hiệu quả.

Thứ tư:  Hoàn thiện thể chế, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân thông qua hoạt động tư pháp. Tiếp tục hoàn thiện chế định Hội thẩm nhân dân.

Thứ năm: Hoàn thiện cơ chế giám sát đặc thù của cơ quan dân cử và Nhân dân đối với hoạt động tư pháp. Tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin hướng tới xây dựng Tòa án thông minh, Tòa án điện tử.

Thứ sáu: Đề cao vị trí, vai trò của cơ quan thực hiện quyền tư pháp trong hệ thống chính trị; xác định đây là thiết chế độc lập; có cơ chế phù hợp đảm bảo độc lập tư pháp.

Thứ bảy: Kế thừa và phát huy kinh nghiệm cải cách tư pháp đã đạt được; tập trung giải quyết những nhiệm vụ cải cách chưa hoàn thành; tiếp thu những thành tựu khoa học pháp lý tiên tiến.

Và thứ tám: Xây dựng cơ chế phù hợp, hạn chế tác động từ những chủ thể khác đối với hoạt động tư pháp; thực hiện nghiêm nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

"Tại Điều 102 Hiến pháp 2013 xác định “TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”; Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị cũng khẳng định: Tòa án là trung tâm của cải cách tư pháp và xét xử là trọng tâm.

Xuất phát từ vị trí, vai trò của Tòa án trong thiết chế chính trị, cùng với những kết quả đạt được thời gian qua, chúng ta có cơ sở tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội; đặc biệt sự tín nhiệm của đồng bào cả nước, hệ thống Tòa án sẽ tiếp tục đổi mới và phát triển; hoàn thành sứ mệnh mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, Nghị quyết của Đảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân". - ông Lê Hồng Quang cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

  • Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Trọng là một trong số các "trường hợp đặc biệt' được giới thiệu tái cử

    10:23, 27/01/2021

  • Toàn văn phát biểu tại Đại hội XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

    11:04, 26/01/2021

  • Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới

    10:43, 26/01/2021

  • Đại hội XIII: Bộ trưởng Bộ Tài chính “cam kết” phát triển nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại

    10:51, 27/01/2021

  • Báo chí nước ngoài khẳng định những thành tựu ấn tượng tại Đại hội XIII của Đảng

    09:49, 27/01/2021

  • Đại hội XIII: Chủ tịch MTTQ Việt Nam nêu 5 bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

    09:30, 27/01/2021

  • Đại hội XIII: Đại biểu mong muốn DNNN tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt

    09:28, 27/01/2021

  • Đổi mới niềm tin và khát vọng trong nhiệm kỳ Đại hội XIII

    09:09, 27/01/2021

  • Đại hội XIII: 3 đột phá trong chiến lược đổi mới, phát triển kinh tế

    08:33, 27/01/2021

  • Đại hội XIII: Tiếp tục “đốt lò” chống tham nhũng

    06:00, 27/01/2021

  • Đại hội XIII: Cộng đồng doanh nhân khát vọng làm giàu để đất nước phát triển

    05:30, 27/01/2021

  • Thị trường bất động sản kỳ vọng vào sự “khơi thông” mạnh mẽ sau Đại hội XIII của Đảng

    04:02, 27/01/2021

  • Văn kiện Đại hội XIII thể hiện rõ sự thống nhất giữa "ý Đảng, lòng Dân"

    13:17, 26/01/2021

  • 215 điện mừng gửi tới Đại hội XIII của Đảng

    13:06, 26/01/2021

  • Đại hội XIII: Doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có những quyết sách, cơ chế mở và thông thoáng về thể chế

    12:25, 26/01/2021

  • Dấu ấn nổi bật tạo động lực mới, khí thế mới cho nhiệm kỳ Đại hội XIII

    10:52, 26/01/2021

  • Diễn văn khai mạc Đại hội XIII của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

    09:38, 26/01/2021

  • Đại hội XIII: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc

    08:00, 26/01/2021

  • Đại hội XIII: Kỳ vọng đột phá về cải cách thể chế kinh tế

    06:39, 26/01/2021

  • Giới doanh nhân kỳ vọng gì tại Đại hội XIII của Đảng?

    06:00, 26/01/2021

  • Đại hội XIII: “Chọn mặt gửi vàng”, tìm ra nhân sự tài, đức để vận hành bộ máy

    05:24, 26/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đại hội XIII: Cơ quan tư pháp đôi lúc chưa bắt kịp những đổi mới về kinh tế - xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO