Đại hội XIII của Đảng: Tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng!

MINH PHONG 24/01/2021 07:59

Nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng sẽ tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, trong đó chú trọng phòng ngừa với những chế tài cụ thể.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết khi trao đổi với báo chí trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Đó là cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có điểm dừng và trên tất cả lĩnh vực, kể cả đấu tranh phòng chống tham nhũng trong các cơ quan chống tham nhũng và lĩnh vực chính trị.

Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, trong số các nhiệm vụ trong tâm của nhiệm kỳ tới đã được nêu trong dự thảo báo cáo chính trị, có việc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "lợi ích nhóm", những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"...

"Đây là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, nhân dân tham gia cùng Đảng để đấu tranh phòng, chống tham nhũng; sao cho cán bộ, đảng viên không thể, không dám và không cần tham nhũng", ông Thắng nói.

Nhìn lại nhiệm kỳ Đại hội XII, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng thực sự quyết liệt từ tháng 6/2016 - khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chưa đầy 5 tháng. Công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng đã được đặt ở vị trí cao hơn, đề cập rõ cả trong xây dựng Nhà nước và xây dựng Đảng, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng đối với tệ nạn nguy hiểm này, coi tham nhũng là một nguy cơ đe dọa sự tồn vong của đất nước, chế độ.

Nghị quyết Đại hội XII nêu rõ: "Nguy cơ tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tiêu cực xã hội, làm suy yếu Đảng."

Trong nhiệm kỳ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chỉ đạo để hoàn thiện các luật, quy định về phòng, chống lãng phí. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020 để triển khai thực hiện; tập trung chỉ đạo thực hiện phòng, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước, đầu tư công, quản lý tài nguyên, vốn, tài sản của Nhà nước ở các doanh nghiệp…

Đảng đã lãnh đạo thể chế hóa chủ trương thành các đạo luật, tạo hành lang pháp lý quan trọng để phòng, chống tham nhũng như Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Luật Tố cáo (sửa đổi)...

Công tác phòng chống tham nhũng trong năm 2018 đã có nhiều bước tiến mạnh với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá. (Ảnh minh họa)

Công tác phòng chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đã có nhiều bước tiến mạnh với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá. Ảnh minh họa: Internet.

Trong suốt 5 năm của nhiệm kỳ XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã luôn quán triệt công tác phòng chống “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. “Ai bàn lùi thì đứng sang một bên cho người khác làm”, Tổng Bí thư nhiều lần chia sẻ quan điểm trong các cuộc tiếp xúc cử tri và cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.

Theo đó, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đã được điều tra, khởi tố, truy tố và xử lý công khai; có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe mạnh mẽ đối với cán bộ, đảng viên; đồng thời, khẳng định quyết tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Nhìn lại nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự đã trở thành phong trào, xu thế.

Qua đó, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã có bước tiến mạnh mẽ, với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Cụ thể, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, hơn 87.000 cán bộ, đảng viên đã bị kỷ luật; trong đó, trên 3.200 đảng viên bị kỷ luật liên quan đến tham nhũng. Các cơ quan có thẩm quyền đã thi hành kỷ luật 113 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (27 ủy viên Trung ương Đảng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, 4 ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, hơn 30 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang). 

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành mới đây, tuyệt đại đa số ý kiến người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Từ năm 2013 đến nay, qua công tác thanh tra, kiểm toán, các cơ quan đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 700.000 tỷ đồng, hơn 20.000 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm hơn 14.000 tập thể, nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý gần 700 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Từ năm 2013 đến nay, các cơ quan tố tụng trên cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, trong đó có 1.900 vụ án tham nhũng, với gần 4.400 bị cáo. Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo xử lý nghiêm các sai phạm, công tác thu hồi tài sản tham nhũng cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Việc kê biên, thu giữ tài sản trong nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đạt khá cao.

Đáng chú ý, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế được nâng lên rõ rệt. Nếu như năm 2013, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong giai đoạn thi hành án chỉ đạt dưới 10%, thì bình quân giai đoạn 2013-2020 đạt 32,04%.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh: "Việc xử lý nghiêm nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm là điều không ai mong muốn, thậm chí rất đau xót, rất đau lòng, nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh, uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải làm và kiên quyết làm."

Từ kết quả đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, với quyết tâm chính trị cao của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng tới đây sẽ có bước tiến mới, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và hiệu quả hơn.

Đại hội XIII sẽ diễn ra từ ngày 25/1 đến ngày 2/2 tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên trong cả nước, tăng gần 80 người so với Đại hội XII, đông nhất trong 13 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Đại biểu cao tuổi nhất 77, đại biểu thấp tuổi nhất là 34.

Có thể bạn quan tâm

  • Đại hội XIII và tầm nhìn đất nước 2021 - 2030

    05:05, 24/01/2021

  • Đại hội XIII: Dựa vào dân, lắng nghe dân để xây dựng Đảng!

    17:15, 22/01/2021

  • Bộ TT&TT nói gì về thông tin giả, luận điệu sai trái dịp Đại hội XIII của Đảng?

    17:10, 22/01/2021

  • Đại hội XIII của Đảng: Tin tưởng chọn đúng và bầu được nhân sự xứng đáng

    15:40, 22/01/2021

  • Trung tâm Báo chí phục vụ Đại hội XIII của Đảng đã sẵn sàng

    14:40, 22/01/2021

  • Đại hội XIII của Đảng: Kiên định con đường đã chọn!

    05:30, 22/01/2021

  • Đại hội XIII: Kỳ vọng "đột phá" trong công tác cán bộ

    05:00, 20/01/2021

  • Đại hội XIII của Đảng: Tin tưởng Việt Nam sẽ phát triển thịnh vượng!

    06:54, 19/01/2021

  • Đại hội XIII: Mong chọn được người tài, đức

    05:00, 17/01/2021

  • Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Đại hội XIII của Đảng

    09:15, 16/01/2021

  • Ngành Y tế "tung" đội quân chủ lực phục vụ Đại hội XIII của Đảng

    11:00, 14/01/2021

  • Đại hội XIII của Đảng và tầm nhìn đất nước 2045

    05:00, 11/01/2021

  • HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI XIII: Năm quan điểm chỉ đạo chính

    05:00, 30/12/2020

  • HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI XIII: Xác định cơ đồ đất nước sau 35 năm đổi mới

    05:00, 29/12/2020

  • HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI XIII: Xem xét kỹ những “nhân sự đặc biệt”!

    18:26, 28/12/2020

  • Đại hội XIII của Đảng sẽ diễn ra từ ngày 25/1 đến 2/2/2021 tại Hà Nội

    20:08, 23/12/2020

  • Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII được tiến hành rất công phu, bài bản, chu đáo

    13:50, 18/12/2020

  • Hướng tới Đại hội XIII: Lãnh đạo và câu chuyện kê khai tài sản

    05:12, 02/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đại hội XIII của Đảng: Tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO