Đảm bảo cơ hội đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam bằng cách nào?

Ngọc Hà 02/08/2018 03:37

Chậm giải ngân cho các nhà thầu được xem là một trong những yếu tố làm giảm lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản với môi trường đầu tư Việt Nam.

Đây là thông tin được ông Konaka Tetsuo – Trưởng đại diện JICA tại Việt Namchia sẻ tại Cuộc họp cấp cao Uỷ ban hỗn hợp được tổ chức mới đây.

Giảm lòng tin về môi trường đầu tư 

Cụ thể, theo ông Konaka Tetsuo,một trong những trọng tâm làm việc trong giai đoạn VII, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, bên cạnh việc hỗ trợ nâng cao năng suất lao động của Việt Nam thông qua hoạt động cử tình nguyên viên cao cấp, JICA còn tích cực tham gia vào hoạt động phát triển các dự án vốn vay cũng như hợp tác kỹ thuật các dự án đã và đang thực hiện, tăng cường hoạt động liên kết chặt chẽ giữa nguồn vốn ODA và vốn tư nhân để đảm bảo sự cân bằng.

Điều đặc biệt đáng nói, theo đại diện JICA trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đang thực thi chính sách tăng cường kiểm soát nợ công cao hơn của Việt Nam, các thủ tục đối với hoạt động giải ngân các dự án vay vốn ODA cũng đang chậm, khiến cho tình trạng chậm giải ngân cho các nhà thầu có xu hướng gia tăng. Vì vậy, theo đại diện JICA, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản về môi trường đầu tư của Việt Nam.

Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên JICA “phản ánh” về tình trạng giải ngân vốn vay ODA cho các nhà thầu chậm.

Cụ thể, trong buổi họp báo hồi tháng 5 vừa qua, JICA cũng cho biết, việc chậm thanh toán tại các dự án ODA hiện là thách thức lớn trong quá trình triển khai các dự án. Đặc biệt, "Việc chậm thanh toán cho các dự án vốn vay ODA, trong đó có các dự án của JICA, ngày càng trở nên trầm trọng" – ông Konaka Tetsuo nhận định.

Dự án Metro số 1 tại Thành phố Hồ Chí Minh là ví dụ điển hình về chậm giải ngân vốn ODA cho nhà thầu.

Dự án Metro số 1 tại Thành phố Hồ Chí Minh là ví dụ điển hình về chậm giải ngân vốn ODA cho nhà thầu. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet).

Một ví dụ điển hình về sự chậm trễ thanh toán được JICA đưa ra là dự án đường sắt đô thị TP HCM tuyến số 1. Đây là dự án do phía JICA hỗ trợ. Sau nhiều lần báo động về tình trạng chậm tiến độ, TP HCM đã phải ứng trước tiền ngân sách lần thứ 3 để giải quyết tạm thời việc chậm thanh toán cho nhà thầu. TP HCM cũng đã chấp thuận ứng trước 5 tỷ yên, tuy nhiên con số chậm thanh toán tính đến cuối tháng 3/2018 đã lên tới 270 triệu yên. Tuy nhiên, JICA cho rằng việc ứng vốn của TP HCM cũng chỉ là biện pháp tình thế, tạm thời.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp cần nới lỏng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

    Doanh nghiệp cần nới lỏng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

    03:14, 01/08/2018

  • 9 “trọng tâm” của Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VII

    9 “trọng tâm” của Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VII

    17:24, 31/07/2018

  • Giải bài toán đầu tư ít nhưng hiệu quả cao của nông nghiệp: Kinh nghiệm từ Mexico

    Giải bài toán đầu tư ít nhưng hiệu quả cao của nông nghiệp: Kinh nghiệm từ Mexico

    05:43, 31/07/2018

  • Đề xuất xây dựng 2 tuyến tàu điện tự động trên cao tại Đà Nẵng

    Đề xuất xây dựng 2 tuyến tàu điện tự động trên cao tại Đà Nẵng

    00:17, 31/07/2018

  • Khơi thông vốn đầu tư vào hạ tầng hàng không

    Khơi thông vốn đầu tư vào hạ tầng hàng không

    14:14, 30/07/2018

  • Cơ hội tăng trưởng ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam

    Cơ hội tăng trưởng ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam

    06:00, 30/07/2018

  • Lĩnh vực nào dẫn đầu dòng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài?

    Lĩnh vực nào dẫn đầu dòng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài?

    01:14, 30/07/2018

 Đảm bảo cơ hội đầu tư bằng cách nào?

Trước hiện trạng này, một trong những nguyên nhân được chỉ ra khiến tình trạng chậm thanh toán cho nhà thầu ngày càng trở nên trầm trọng là do chính sách tăng cường kiểm soát nợ công ở mức cao hơn của Chính phủ Việt Nam được phê duyệt vào tháng 11/2016.

Một trong những hoạt động nhằm cải thiện thực trạng này, được thể hiện phân bố ngân sách tài khoá năm 2018 đã có nhiều chuyển biến rõ rệt đó là Chính phủ Nhật Bản và các nhà tài trợ lớn khác đã có các cuộc đối thoại cấp cao với Chính phủ Việt Nam. Trong đó, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục đề nghị Việt Nam phân bổ thêm ngân sách cho một số dự án hiện đang thiếu vốn như Metro số 1 hay một số sự án khác như do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ quản.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới, các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa của Việt Nam cũng có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ODA mà không chịu việc ràng buộc phải liên kết kinh doanh với doanh nghiệp Nhật hay sử dụng nguyên vật liệu từ Nhật. Theo đó, điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tiếp cận được nguồn vốn này đó là phải hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, hỗ trợ những vùng khó khăn và chống biến đổi khí hậu, có khả năng chi trả các khoản vay.

Điều đáng nói, để các hoạt động này phát huy hiệu quả và mang lại hiệu quả tích cực, phải hoàn thiện cơ chế vốn vay tư nhân thông qua PPP. Ngoài ra, cũng theo JICA, trong thời gian tới Việt Nam cũng nên đẩy nhanh việc thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng thông qua thực hiện các dự án ODA một cách nhanh chóng. Việc thực hiện các hoạt động này nhằm đảm bảo tránh đánh mất những cơ hội đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đảm bảo cơ hội đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam bằng cách nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO