Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật Bản: Liệu có dễ dàng?

Cẩm Anh 16/04/2019 06:55

Sau khi đàm phán thương mại với Trung đang dần đên giai đoạn kết thúc, Mỹ đang bắt đầu xoay chuyển sự chú ý sang các đối tác khác của mình, trong đó có Nhật Bản

Liệu Mỹ và Nhật Bản có nhanh chóng đạt được một thỏa thuận thương mại?

Liệu Mỹ và Nhật Bản có nhanh chóng đạt được một thỏa thuận thương mại?

Bộ trưởng Nhật Bản phụ trách đàm phán, Toshimitsu Motegi sẽ có cuộc gặp với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Washington. 

Cụ thể, vòng đàm phán thương mại Mỹ-Nhật Bản đầu tiên sẽ chủ yếu tập trung vào việc đưa ra quyết định về lĩnh vực nào sẽ được thảo luận. Giới chức Nhật Bản cho biết, họ sẽ chủ yếu xoay quanh vấn đề trao đổi hàng hóa và các lĩnh vực dịch vụ và các lĩnh vực không liên quan đến hàng hóa nhằm nhanh chóng ký kết một thỏa thuận thương mại song phương.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường Nhật Bản đã "rộng cửa" với doanh nghiệp Việt?

    00:28, 05/04/2019

  • Đàm phán thương mại Mỹ - Trung tiến dần đến hồi kết?

    02:05, 15/04/2019

  • Tín hiệu mới cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 3?

    06:00, 14/04/2019

  • Tránh “vạ lây” từ quan hệ Mỹ- Trung- EU

    04:16, 13/04/2019

  • Cuộc chiến thương mại chuyển hướng dòng chảy nhập khẩu Mỹ sang Việt Nam

    15:10, 12/04/2019

Trong khi đó, theo nhiều nguồn tin cho biết, các nhà đàm phán Mỹ sẽ mở rộng thêm một số vấn đề bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, rào cản kỹ thuật và vấn đề tỷ giá hối đoái. Cùng với đó, rất có khả năng Mỹ sẽ bày tỏ sự quan tâm đến thâm hụt thương mại trong các sản phẩm nông nghiệp, ô tô và phụ tùng ô tô.

Giới chức thương mại Mỹ hiện đang chịu nhiều sức ép từ các nhóm vận động hành lang trong việc có lập trường cứng rắn với Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp. Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ, Sonny Perdue gần đây cho biết đang tìm kiếm thỏa thuận cắt giảm thuế đánh vào nông sản nhập khẩu Nhật Bản. Tuy nhiên, Washington nhiều khả năng vấp phải phản đối của Tokyo về vấn đề này.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin cho biết, bất kỳ thỏa thuận thương mại nào cũng sẽ bao gồm yêu cầu kiềm chế không thao túng tiền tệ để đạt được lợi thế trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ sẽ thúc giục Nhật Bản tăng cường mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

Cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên đã bị trì hoãn nhiều lần vì Mỹ tập trung cho thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Theo đó, các nhà phân tích ở Washington, thỏa thuận thương mại với Nhật Bản được xếp thứ ba sau thỏa thuận USMCA và Mỹ-Trung về mức độ ưu tiên của Nhà Trắng trong năm nay

Trong thời điểm hiện tại, sau khi đạt được mục đích trong thỏa thuận USMCA và sự lạc quan rằng các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm được kết thúc, Mỹ đã sẵn sàng đàm phán với Nhật Bản.

Điều này cũng cho thấy Tổng thống Donald Trump đã sẵn sàng chống lại tất cả các đối tác của mình và có khả năng ông sẽ sử dụng một thái độ cứng rắn trong các cuộc đàm phán với Nhật Bản. Ông cho biết, Mỹ từ lâu đã phải chịu thương mại không công bằng với Nhật Bản và ông sẽ tìm cách khắc phục điều này.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, Mỹ sẽ khó có thể giữ trạng thái "chiếu trên" với Nhật Bản. Tình trạng kinh tế của Nhật Bản đã khác rất nhiều so với thời điểm khi Mỹ khởi xướng một cuộc chiến thương mại trước kia. Với một bài học đau đớn rút ra từ lịch sử, Nhật Bản đang điều chỉnh kỹ năng thương lượng của mình.

Nhật Bản đang đặt mục tiêu giải quyết thỏa thuận thương mại trong một hệ thống đa phương hoặc theo chương trình của WTO. Đó là lý do tại sao họ từ chối nhượng bộ đơn phương với Mỹ. Cùng với đó, Nhật Bản đang tích cực mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại với các đối tác khác qua việc giữ vai trò dẫn đầu trong khối CPTPP và ký Thỏa thuận đối tác kinh tế với EU.

Bên cạnh đó, để đối phó với Mỹ, Nhật Bản cũng đang tăng cường quan hệ với Trung Quốc, Hàn Quốc và các tổ chức khu vực như ASEAN. Mặt khác, Nhật Bản có thể sử dụng vai trò của mình trong các vấn đề chính trị như phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên để giành lợi thế khi đàm phán.

Thỏa thuận thương mại với Mỹ vẫn được chính phủ Nhật Bản ưu tiên hàng đầu. Vấn đề duy nhất còn lại đối với Thủ tướng Shinzo Abe là chính thức hóa một điều gì đó với Mỹ. Mặc dù cả hai bên đều mong muốn ký kết một thỏa thuận, họ vẫn giữ quan điểm khá khác nhau về ý nghĩa của thỏa thuận thương mại và lợi ích có thể mang lại.

Những gì Mỹ tìm kiếm từ thỏa thuận này chủ yếu là tiện ích kinh tế. Các nhà đàm phán Mỹ muốn lấy lại quyền tiếp cận thị trường đã mất sau khi rút khỏi CPTPP và sự cạnh tranh mới với các sản phẩm rẻ hơn ở châu Âu.

Trong khi đó, các quan chức Nhật Bản nhận thấy nhiều lợi ích địa chính trị hơn khi ký kết thỏa thuận thương mại với Mỹ. Họ cũng xem một thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật Bản là bước tiếp theo để đưa Mỹ gia nhập lại CPTPP, với điều kiện là thành viên mới có thể tham gia ngay bây giờ.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn đang phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan giữa việc duy trì liên minh lâu dài với Mỹ và nhu cầu thực tế trong việc cần có một hiệp định thương mại công bằng vì lợi ích kinh tế. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật Bản: Liệu có dễ dàng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO