Đề nghị nghiên cứu bổ sung lấy ý kiến bằng hình thức bình chọn công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội có nhóm cộng đồng dân cư.
>>Cân nhắc quy định thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp
Đó là đề xuất của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) tại phiên thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, ngày 7/9.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà bày tỏ quan điểm đồng tình và thống nhất cao với việc tiếp thu, giải trình dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở của cơ quan trình cũng như là cơ quan thẩm tra. Dự thảo đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, kết luận nhiều nội dung, vấn đề lớn, quan trọng, đã bổ sung một số điều quy định riêng về quyền thụ hưởng của người dân ở tại Điều 7 hay bổ sung mục 2 Chương III quy định về cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà cũng đề nghị bổ sung các quy định về hoạt động của Ban giám sát đầu tư cộng đồng.
Thứ nhất, là đối với những nội dung Nhân dân bàn và quyết định thì dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng Nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định những nội dung quy định tại Điều 15 của luật này bằng các hình thức cụ thể, trong đó việc công khai thông tin ở xã, phường, thị trấn.
Đối với nội dung công khai đề nghị bổ sung nội dung chính quyền địa phương cấp xã phải công khai về kết quả tiếp thu ý kiến của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với người đứng đầu chính quyền địa phương định kỳ hàng năm để Nhân dân biết và giám sát việc tiếp thu ý kiến của chính quyền địa phương.
Vì thực tiễn từ những hình thức công khai thông tin này cơ bản đã đầy đủ và được triển khai. Tuy nhiên, căn cứ vào trách nhiệm cũng như nhận thức của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như là năng lực, trình độ, biên chế của cán bộ và đặc thù của vùng miền, hình thức này được triển khai ở các mức độ khác nhau dẫn đến việc tiếp cận thông tin của Nhân dân còn khó khăn và chưa có hệ thống kịp thời.
Do đó, việc quy định một hoặc một số hình thức công khai mang tính bắt buộc để đảm bảo người dân có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện, dễ dàng là cần thiết. Và việc quy định rõ nội dung công khai, hình thức công khai sẽ tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc cung cấp thông tin đến Nhân dân, đồng thời cũng là căn cứ để Nhân dân giám sát thực hiện quyền giám sát của mình.
>>Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (sửa đổi): Cần làm rõ khái niệm “tự quản”
>>Cân nhắc quy định thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp
>>Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Dân chủ phải gắn với sinh kế, dân trí, dân sinh
Tại Mục 4 trong hình thức công khai thông tin. Công khai thông tin thông qua trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố thì cũng đề nghị bổ sung thêm đối với các nhóm khác, đó là thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, già làng, trưởng bản, chức sắc, tôn giáo, người có uy tín, tiêu biểu ở trong đồng bào dân tộc thiểu số.
"Tôi cũng đồng tình với quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị có thể lựa chọn hình thức công khai thông tin phù hợp hoặc có thể kết hợp nhiều hình thức công khai thông tin", đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà nói.
Thứ hai, về hình thức Nhân dân bàn và quyết định tổ chức họp của thôn, tổ dân phố, phát phiếu lấy ý kiến đến từng hộ dân tại các Điều 17, 18, 19. Ngoài các hình thức lấy ý kiến của Nhân dân đã được nêu trong dự thảo luật, đề nghị nghiên cứu bổ sung lấy ý kiến bằng hình thức bình chọn công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội có nhóm cộng đồng dân cư.
Đây là cách công khai và thực hiện giám sát hiệu quả, kết quả bình chọn rõ ràng ai cũng có thể nắm bắt được, tránh việc bình chọn thế này nhưng kết quả của bình chọn trong đa số lại thế khác.
Tổ chức cuộc họp của thôn, tổ dân phố với thành phần dự họp theo như dự thảo luật Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu là với tổ dân đông thì thành phần dự họp là đại diện các hộ gia đình thay cho cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.
“Cá nhân tôi đề nghị là cử tri đại diện hộ gia đình, vì cử tri là người đủ 18 tuổi và không bị mất năng lực hành vi dân sự cũng như các năng lực. Nếu chỉ ghi chung là đại diện các hộ gia đình thì có thể là người dưới 18 tuổi hoặc người không đủ năng lực hành vi dân sự đại diện để tham dự họp”, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
17:20, 07/09/2022
17:00, 07/09/2022
13:10, 14/06/2022
12:38, 14/06/2022
10:35, 14/06/2022