Đang có sự lệch chuẩn truyền thông về văn hóa giải trí

Nguyễn Việt 16/03/2019 16:31

Có nhiều lo ngại lệch chuẩn của truyền thông về văn hóa giải trí làm ảnh hưởng đến chuẩn mực văn hóa của giới trẻ Việt Nam ngày nay.

Rất nhiều những hệ lụy phiền hà những cuộc đi bão mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam được báo đài đăng tải. Ảnh minh họa

Rất nhiều những hệ lụy phiền hà từ những cuộc "đi bão" mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam được báo đài đăng tải. Ảnh minh họa

Trên tinh thần nói thẳng nói thật tại Hội thảo “Vai trò của Báo chí trong truyền thông về chuẩn mực văn hóa ứng xử”, Đại tá Nguyễn Văn Hải, Báo Quân đội Nhân dân cho rằng, báo chí với việc truyền thông về chuẩn mực văn hóa ứng xử trong xã hội là một vấn đề lớn, có nội hàm rộng, biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Theo ông Hải, có một vấn đề tuy không mới nhưng chưa bao giờ hết tính thời sự đối với giới báo chí, đó là một số cơ quan báo chí, một bộ phận phóng viên, nhà báo thời gian qua đã có sự lệch chuẩn truyền thông về văn hóa giải trí, làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng chuẩn mực văn hóa ứng xử của công chúng, đặc biệt với những công chúng trẻ tuổi.

Ngôn từ sáo rỗng, “kinh dị”

Ông Hải đưa ra một số dẫn chứng để minh chứng về sự lệch chuẩn. Đó là sự tung hô thái quá khiến giới trẻ dễ lóa mắt trước tác phẩm tầm thường. Đó là câu chuyện được diễn ra trong những ngày đầu năm 2019, sau khi một doanh nghiệp tổ chức trao giải thưởng WeChoice Awards 2018, một trong những hạng mục đón nhận sự quan tâm của một số cơ quan truyền thông là MV mang tên “Anh đếch cần gì nhiều ngoài em” được vinh danh là sản phẩm âm nhạc được ưa thích nhất.

Có thể bạn quan tâm

  • Báo chí ở

    Báo chí ở "tuyến đầu" xây dựng các chuẩn mực văn hoá ứng xử

    14:40, 16/03/2019

  • Thủ tướng Chính phủ đánh trống khai mạc Hội báo Toàn quốc năm 2019

    Thủ tướng Chính phủ đánh trống khai mạc Hội báo Toàn quốc năm 2019

    12:23, 15/03/2019

  • Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2019

    Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2019

    10:26, 15/03/2019

Bao trùm lên bài hát này là “anh chẳng cần cái quái gì cả ngoài duy nhất một mình em, vì yêu em, vì nhớ em, vì say em, nên anh ăn không ngon, ngủ không yên, chơi vơi nhiều đêm, thế nên anh gầy trơ xương…”. Ông Hải thắc mắc, bài hát này có không ít ca từ “chân thật” đến mức suồng sã, mộc mạc đến mức tầm thường nhưng vì sao vẫn khiến không ít người trẻ “say như điếu đổ”? Có lẽ đơn giản một điều MV này đã đánh trúng vào tâm lý một bộ phận các bạn trẻ hiện nay, là sẵn sàng yêu ai thì yêu đến cuồng si, yêu đến bất chấp.

Ông Hải thống kê, xuyên suốt bài hát đã nhắc lại điệp khúc “anh đếch cần gì nhiều ngoài em” tới 12 lần, đấy là còn chưa nói đến một số ca từ tầm thường khác trong tác phẩm này. Ông Hải phân tích, từ “đếch” được nhắc đi nhắc lại hơn chục lần như vậy khiến những người tôn trọng phong cách văn hóa ứng xử tinh tế của người Việt cảm thấy vô cùng “nghịch nhĩ”.

Vì theo ông Hải, từ “đếch” vốn là một từ thông tục biểu thị dứt khoát một cách “nặng lời” thiếu nhã nhặn và nó thường được nói ở những nơi “chợ búa”. Chỉ có điều ông Hải thắc mắc, đó là vẫn có một số cơ quan báo chí đã tung hô nhạc phẩm và tác giả hơi “quá đà”, coi đây là một hiện tượng mới của âm nhạc dành cho giới trẻ. Cách truyền thông như vậy khiến không chỉngười trong cuộc dễ ảo tưởng về mình mà vô hình chung đã gây tác động tiêu cực đến thị hiếu âm nhạc lành mạnh của giới trẻ.

Cổ xúy khiến người dân khiếp sợ

Câu chuyện tiếp theo ông Hải nêu ra là việc cổ xúy giới trẻ ăn mừng thiếu chừng mực. Đó là vào thời điểm năm 2018 đã có hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam bày tỏ lòng tự hào phấn khích thăng hoa khi đội tuyển Việt Nam dành chức Á quân giải bóng đá U23 châu Á và giành chức vô định giải bóng đá Đông Nam Á. Nhân cơ hội này báo chí đã thỏa sức ca ngợi những cầu thủ trẻ Việt Nam mang niềm vinh quang về cho thể thao nước nhà.

Tôn vinh chiến thắng những người làm nên chiến thắng là điều cần thiết, tuy nhiên điều ông Hải băn khoăn là đã có một số cơ quan báo chí, đặc biệt là báo điện tử lại tỏ ra thiếu chừng mực khi sử dụng một số câu từ,chữ nghĩa. Trong đó đáng nói có một số người cầm bút đã dùng từ “đi bão”hay “bão đêm” với hàm ý khích lệ, cổ vũ người dân, đặc biệt là giới trẻ xuống đường ăn mừng chiến thắng của đội chủ nhà.

“Bão đêm” hay “đi bão” là từ lóng để chỉ hiện tượng một số người trẻ thường tụ tập với nhau để trình diễn đua xe về đêm ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM... Tham gia đi bão thường là những thanh thiếu niên và được ví như “quái xế” dùng xe phân khối lớn với các hành động quá khích như bấm còi ing ỏi, nẹt pô, bốc đầu xe, lái xe bằng chân... Những quái xế này thường tạo ra cảnh náo nhiệt kinh hoàng, gây mất trật tự công cộng, tai nạn giao thông, đồng thời tạo sự khiếp sợ và ám ảnh cho người dân.

Ông Hải thẳng thắn, từ “bão đêm” hay “đi bão” vốn là từ ngữ ám chỉ sự tiêu cực mà mọi người cần tránh xa, loại bỏ. Dù vô tình hay hữu ý, thì việc nhà báo sử dụng những từ này để phản ánh người dân, nhất là giới trẻ tràn ra đường phố để cổ vũ là thiếu thận trọng, không phù hợp với những chuẩn mực văn hóa cổ vũ bóng đá.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đang có sự lệch chuẩn truyền thông về văn hóa giải trí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO