Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp thực chất chính là sự cạnh tranh của văn hóa doanh nghiệp thể hiện ở đạo đức kinh doanh.
Đó là khẳng định của ông Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội.
>>VCCI tiên phong trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam
Ông Bùi Hoài Sơn đánh giá rất cao việc VCCI đã ban hành bộ Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam. Sáu nội dung là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tạo ra giá trị kinh tế với trách nhiệm xã hội, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, phù hợp với định hướng giá trị của đất nước cũng như những giá trị của thời đại.
Việc VCCI với tư cách là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam tiên phong trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt tại các doanh nghiệp về đạo đức doanh nhân nói riêng, văn hóa doanh nghiệp nói chung.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và nền kinh tế gặp nhiều thách thức như hiện nay, việc đề nâng cao đạo đức doanh nhân góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tạo thuận lợi cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới với những quyết tâm và hy vọng mới.
Tiếp theo, tôi cho rằng, VCCI đã nghiên cứu kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến của nhiều bên liên quan, đặc biệt là từ các doanh nhân, để hình thành nên 6 nội dung này. Vì thế, các nội dung có sự phù hợp với yêu cầu nâng cao đạo đức doanh nhân trong giai đoạn hiện nay. Sáu nội dung là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tạo ra giá trị kinh tế với trách nhiệm xã hội, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, phù hợp với định hướng giá trị của đất nước cũng như những giá trị của thời đại.
Rõ ràng từ việc xây dựng, ban hành tới thực thi đạo đức doanh nhân phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề. Sự ngần ngại của nhiều doanh nhân là điều có thể hiểu được khi họ là những con người của hành động, và việc nói đi đôi với làm là một trong những tuyên ngôn quan trọng của doanh nhân.
Thực hiện quy tắc đạo đức doanh nhân đúng là cần môi trường thuận lợi, ở đó, tính minh bạch, công bằng, liêm chính… phải được đề cao để tạo điều kiện thực thi đạo đức. Thiếu những nội dung mang tính nền tảng đó, khó có thể đòi hỏi một doanh nhân làm tốt trách nhiệm xã hội của mình. Môi trường sống hay môi trường văn hóa, môi trường kinh doanh rất quan trọng. Trong một môi trường luôn có sẵn niềm tin, nhiều sự tử tế, trung thực, thì một hành động xấu sẽ khó có thể xuất hiện, và ngược lại!
Như vậy, nếu chúng ta xây dựng được một môi trường trong lành, tạo điều kiện cho sự phát triển đạo đức doanh nhân thì chúng ta sẽ bớt đi những lo ngại đối với hiện tượng tiêu cực trong hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng vẫn thấy những vấn đề nội tại trong một số doanh nghiệp khiến việc đề cập đến đạo đức doanh nhân trở nên dè dặt.
Những ví dụ gần đây liên quan đến Việt Á, FLC, Tân Hoàng Minh hay còn nhiều ví dụ khác nữa cho chúng ta thực tế này đang xảy ra khá phổ biến. Nhìn chung, để xây dựng đạo đức doanh nhân, chúng ta cần nhiều yếu tố liên quan: cả môi trường hỗ trợ và ý thức tự giác của doanh nhân cùng với nhiều yếu tố khác nữa.
Đạo đức doanh nhân là một bộ phận của đạo đức xã hội. Trong bối cảnh Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm thì đạo đức doanh nhân có ý nghĩa then chốt, là tấm gương trong việc xây dựng đạo đức xã hội nói chung.
Khi đạo đức doanh nhân chuẩn mực sẽ lan tỏa mạnh mẽ đến các bộ phận khác trong xã hội. Hiện nay, đất nước chúng ta đã đi qua giai đoạn phát triển kinh tế thị trường tự phát, ở đó các hiện tượng như “cá lớn nuốt cá bé”, chỉ quan tâm đến lợi nhuận của riêng mình mà quên đi trách nhiệm xã hội, lợi ích cộng đồng.
Giờ đây, văn hóa doanh nghiệp trở thành một chủ đề quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp, và được coi là nguồn tài sản quý báu, là nền tảng để xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Đây cũng là mục đích chính để các doanh nghiệp hướng tới trong việc xây dựng nên thương hiệu của mình.
Trong vài năm trở lại đây có nhiều hoạt động liên quan đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp, gồm cả đạo đức doanh nhân, được tổ chức, và VCCI cùng Hiệp hội văn hóa doanh nghiệp đã rất tích cực để triển khai. Nói đến điều đó để chúng ta hiểu rằng, không phải vì viện lý do môi trường kinh doanh chưa thực sự minh bạch để lảng tránh việc xây dựng đạo đức kinh doanh.
Ngược lại, chúng ta cần sự chung tay, góp sức của từng doanh nghiệp để từng bước, dần dần xây dựng nên một môi trường trong lành cho doanh nghiệp phát triển, ở đó có sự cạnh tranh hoàn hảo, thông tin minh bạch, không có đầu cơ, không có vi phạm đạo đức kinh doanh, không có lách luật…
Tôi nghĩ là có sự khác biệt trong thực hiện đạo đức kinh doanh giữa doanh nghiệp lớn và nhỏ hiểu theo nghĩa “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, tuy nhiên, điều đó không có ý nghĩa quyết định. Điều quan trọng là chúng ta cần có ý thức về việc này.
Chúng ta vừa trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19. Trong giai đoạn khó khăn ấy, chúng ta thấy được sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh. Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp thực chất chính là chính là sự cạnh tranh của văn hóa doanh nghiệp thể hiện ở đạo đức kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm
03:15, 22/05/2022
05:00, 21/05/2022
04:45, 20/05/2022
04:33, 20/05/2022
14:50, 19/05/2022
13:01, 19/05/2022