Đạo đức kinh doanh nhìn từ việc găm hàng, tăng giá khẩu trang

Diendandoanhnghiep.vn “Người dân có bằng chứng, hình ảnh bất kỳ cửa hiệu thuốc tăng giá bán, không cần thanh tra xuống làm việc, Bộ Y tế rút giấy phép ngay lập tức cửa hiệu đó. Đây là vấn đề kỷ cương và đạo đức”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona chỉ đạo như vậy tại Hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các tỉnh, thành phố và ban, ngành về thực hiện các Chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh, diễn ra sáng 1/2.

Trước tình hình lây lan khủng khiếp của virus Corona, nhiều người đã hoang mang, sợ hãi, đổ xô đi mua khẩu trang y tế, nước rửa tay, nước sát trùng… để phòng ngừa trước dịch bệnh. 

Dù tăng giá nhưng nhiều nhà thuốc cũng không còn khẩu trang để bán. Hai chiếc khẩu trang cuối của cửa hàng thuốc Huy Hoàng tặng cho khách. Ảnh: Quốc Tuấn

Dù tăng giá nhưng nhiều nhà thuốc cũng không còn khẩu trang để bán. Hai chiếc khẩu trang cuối của cửa hàng thuốc Huy Hoàng tặng cho khách. Ảnh: Quốc Tuấn

Do đó, giá cả của các mặt hàng y tế này đã tăng “phi mã”. Những hộp khẩu trang bình thường chỉ có giá 50 ngàn đồng được các tiểu thương đẩy ra thị trường với giá gấp 3, thậm chí là gấp 4  đến 5 lần. Tại nhiều nơi, giá đã lên tới 300 nghìn đồng/hộp 20 cái. Thậm chí, một số người phản ánh có nơi còn hét giá 450 nghìn đồng/hộp…

Chính Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế, Nguyễn Minh Tuấn, cũng phải thừa nhận, qua ghi nhận thị trường có tình trạng khẩu trang đang rất khan hiếm, giá lên, “găm” hàng. “Đây là điều không hợp lý bởi đang trong vụ dịch, mọi người đều có nhu cầu sử dụng”. – ông Tuấn nói.

Có thể nhận thấy, từ khi có thông tin dịch bệnh từ tổ chức quốc tế, Việt Nam đã rất quyết liệt và phải nói rõ ràng trong lúc này, chúng ta có những cái thuận lợi. Từ Ban Bí thư, Chính phủ, các bộ ngành, chính quyền địa phương, đều đã vào cuộc.

Cụ thể, ngay mùng 3 Tết, một quyết tâm chính trị rất lớn đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra, yêu cầu cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để đối phó với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của loại virus này.

Ngày mùng 4 Tết, Thủ tướng cũng đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, trong đó yêu cầu trước mắt thành lập “Đội phản ứng nhanh”, và Bộ Y tế hàng ngày phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng

Thủ tướng yêu cầu hạn chế tập trung đông người, nhất là tại các lễ hội.

Ngày mùng 7 Tết, Thủ tướng tiếp tục ban hành Chỉ thị 06/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.

Trong đó, yêu cầu hạn chế tập trung đông người, nhất là tại các lễ hội; tạm dừng các lễ hội chưa khai mạc, trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các lễ hội đã tổ chức, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu giảm quy mô, đồng thời yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng và hạn chế du xuân, tham gia lễ hội.

Hưởng ứng chỉ thị này, rất nhiều địa phương và thu gọn quy mô, tạm hoãn các lễ hội để phòng chống dịch bệnh.

Một điểm phát khẩu trang miễn phí ở Hải Dương để giúp người dân nâng cao ý thức phòng tránh dịch virus corona
Nhiều tổ chức, cá nhân tự nguyện phát khẩu trang miễn phí cho người dân

Vào cuộc “chống dịch như chống giặc” theo lời kêu gọi của Thủ tướng, đã có nhiều tổ chức, cá nhân tự nguyện phát khẩu trang miễn phí cho người dân. Thế nhưng bên cạnh đó, câu chuyện găm hàng, tăng giá bán khẩu trang của khá nhiều cửa hàng, hiệu thuốc trong dịp virus Corona bùng phát đã khiến dư luận bức xúc.

Để ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng thu lợi bất chính và bảo đảm quyền lợi của người dân trên toàn quốc, ngày 30/1, Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương ngăn chặn hiện tượng thu gom, tăng giá bất hợp lý trang thiết bị y tế.

Thế nhưng đến gần 3h sáng giờ Việt Nam, ngày 31/1, khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát chủng nCoV mới từ Trung Quốc là “tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu”. Mức độ đánh giá nguy cơ của chủng virus này là rất cao ở Trung Quốc, cao ở cấp khu vực, và cao ở cấp toàn cầu, thì tại Việt Nam, người người, nhà nhà đổ xô đi mua khẩu trang y tế, nước rửa tay sát trùng khiến giá cả những mặt hàng này bỗng chốt tăng giá một cách bất thường.

Mặc dù trong cuộc họp đột xuất Ban chỉ đạo nhằm đánh giá các tình hình tác động tới công tác điều hành giá ngay trong tháng đầu năm 2020, diễn ra chiều 31/1, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đã giao Quản lý thị trường, Thanh tra tài chính tăng cường kiểm tra, xử phạt hành vi không niêm yết giá khẩu trang hoặc niêm yết nhưng tăng giá bán, nhưng ghi nhận thị trường sáng 1/2 cho thấy mặt hàng này vẫn ở mức rất cao, khó mua, nhiều cửa hàng đã treo biển: Hết hàng!

Tại Hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các tỉnh, thành phố và ban, ngành về thực hiện các Chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh, diễn ra sáng 1/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona thêm một lần nữa ra thông điệp về vấn đề này.

“Từ giờ phút này trở đi, người dân có bằng chứng, hình ảnh bất kỳ cửa hiệu thuốc tăng giá bán, không cần thanh tra xuống làm việc, Bộ Y tế rút giấy phép ngay lập tức cửa hiệu đó. Đây là vấn đề kỷ cương và đạo đức”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo.

Nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là “chống dịch như chống giặc”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo nhấn mạnh, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona có diễn biến phức tạp, khó lường và rất nhanh.

Do đó, ngay từ mùng 3 Tết, thủ tướng đã yêu cầu: Ngành y tế xây dựng kịch bản phòng, chống chi tiết hơn nữa trong từng tình huống cụ thể; cũng như thông tin thường xuyên, nhất là các biện pháp phòng ngừa chủ động, không gây hoang mang, dao động cho người dân cũng như khuyến nghị người dân không đến các nơi tập trung đông người.

Đặc biệt với tinh thần lo cho người dân, Thủ tướng cương quyết khẳng định: “Chính phủ chấp nhận một số thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân”.

Có thể nhận thấy, nếu như trước đây một thông điệp mạnh mẽ được Thủ tướng nhắc tới đó là không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng với mục đích phát triển bền vững, và cuộc sống của người dân thì nay tinh thần chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân càng thể hiện tinh thần của một Chính phủ, vì dân, lo cho dân, để không còn đói cơm, nhạt muối, bệnh tật.

Trước tình hình dịch bệnh tràn lan, xin những người sản xuất, kinh doanh khẩu trang hãy cùng vào cuộc với Chính phủ. Nếu chưa thể hỗ trợ cho người dân như một số đơn vị, tổ chức, cá nhân bằng cách miễn phí hay giảm giá thì cũng nên giữ đúng giá khi bán hàng.

Xin hãy dừng lại việc găm hàng, hét giá. Đừng kinh doanh khẩu trang, thiết bị y tế dựa trên nỗi sợ hãi của người dân. Đã làm người, nên có lòng thương cảm, ít nhất cho đồng bào mình, trong nguy cơ về một thảm họa đang ập đến và có thể kéo theo những cái chết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đạo đức kinh doanh nhìn từ việc găm hàng, tăng giá khẩu trang tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713261452 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713261452 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10