Đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp giúp bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường, cũng là nguồn nhân lực đầu vào của doanh nghiệp.

Trước nhu cầu thực tế đang tăng nhanh từ doanh nghiệp, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và nhà trường đã bắt tay nhau để đào tạo, xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục nghề cũng khuyến nghị các doah nghiệp nên sẵn sàng chọn các ứng viên tiềm năng thay vì những người lao động đã có sẵn kinh nghiệm, kỹ năng.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục nghề cũng khuyến nghị các doah nghiệp nên sẵn sàng chọn các ứng viên tiềm năng thay vì những người lao động đã có sẵn kinh nghiệm, kỹ năng.

Thiếu hụt trầm trọng nhân lực chất lượng cao

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục nghề cũng khuyến nghị các doah nghiệp nên sẵn sàng chọn các ứng viên tiềm năng thay vì những người lao động đã có sẵn kinh nghiệm, kỹ năng. Đây là phương án nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn nhân lực đã có và thu hút thêm các nguồn nhân sự khác.

Năm 2022, Bình Dương đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 1,2-1,3 tỉ USD, vốn đầu tư trong nước vào khoảng 1.100-1.200 tỉ đồng. Song hành với mục tiêu thu hút đầu tư là bài toán nhân lực chất lượng cao để đáp ứng cho các nhà đầu tư. Đây đang là một thách thức không nhỏ với "thủ phủ công nghiệp" này.

Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh Bình Dương, cho biết toàn tỉnh hiện có 22 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, trong đó có 3 trường CĐ, 4 trường trung cấp do tỉnh quản lý. Bình Dương xác định chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố tiên quyết làm nên thành công, là một trong những thế mạnh giúp địa phương thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Bình Dương đặt ra mục tiêu hướng đến năm 2030, nguồn nhân lực chất lượng cao được phát triển theo bậc đào tạo, ngành đào tạo và chủ thể phát triển kinh tế - xã hội, tập trung cho ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, trong đó một số ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của một trung tâm công nghiệp hiện đại.

Đến năm 2045, nguồn nhân lực của tỉnh đáp ứng yêu cầu của một trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ, áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của một đô thị thông minh của vùng và cả nước.

"Phát hiện và xây dựng cơ sở dữ liệu về học sinh, sinh viên xuất sắc có năng lực, tâm huyết, có hướng gắn bó lâu dài để tuyển chọn hoặc tổ chức đặt hàng đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhân lực cho ngành nghề mà nền kinh tế của tỉnh rất cần như: logistics, điện tử, công nghệ mới, tự động hóa, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, khoa học sức khỏe" - ông Tuyên nhấn mạnh.

Ông Trần Hùng Phong, Hiệu trưởng Trường CĐ Việt Nam - Singapore (Bình Dương), cho biết hằng năm nhà trường đã ký kết đào tạo và cung ứng lao động cho khá nhiều doanh nghiệp trên địa bàn. Yếu tố quan trọng trong mối liên kết này là có sự tham gia của các doanh nghiệp trong các khâu tuyển sinh, đào tạo. Nhằm nâng cao chất lượng đầu ra, nhà trường thường xuyên nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp để từ đó điều chỉnh kịp thời phương pháp đào tạo. Mục tiêu cuối cùng là giải quyết việc làm sau khi sinh viên (SV) tốt nghiệp.

Tuy nhiên, theo ông Phong, bài toán khó đối với các trường dạy nghề hiện nay là nguồn nhân lực phục vụ công tác giảng dạy. So với mặt bằng chung thì thu nhập của giáo viên trường nghề còn thấp. Do cuộc sống bấp bênh nên nhiều giáo viên lâu năm phải nghỉ việc để tìm nơi có thu nhập tốt hơn.

Đặt hàng đào tạo

Từ góc nhìn của Hiệp hội doanh nghiệp, ông Trần Thành Trọng, Chủ tịch Hiệp hội Cơ điện tỉnh Bình Dương, cho biết gần đây sự thiếu hụt nguồn nhân lực cho nghiên cứu, phát triển và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong hiệp hội đã xảy ra gay gắt. Để giải quyết tình trạng này, một số doanh nghiệp đã chủ động đặt hàng đào tạo, nhận SV thực tập rồi tuyển dụng với các trường như CĐ Nghề Đồng An, CĐ Việt Nam - Singapore.

Đại diện Công ty TNHH Điện tự động Thuận Nhật (KCN Sóng Thần 3, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) cho biết doanh nghiệp vừa mới ký hợp đồng đào tạo nguồn nhân lực với Trường CĐ Việt Nam - Singapore. Nhà trường cam kết sẽ đào tạo đúng với các tiêu chí, kỹ thuật liên quan đến công việc tại doanh nghiệp, đồng thời chiêu sinh 1 lớp theo chương trình đào tạo mà 2 bên đã ký kết, số lượng từ 20-25 học viên; học phí do doanh nghiệp tài trợ 100% đến lúc học viên ra trường. Trong thời gian học tại trường, học viên được đến doanh nghiệp làm việc và được trả mức lương tương ứng. Học viên ra trường được nhận vào làm việc tại doanh nghiệp, không phải thử việc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đào tạo nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp tại chuyên mục Quản trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711668833 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711668833 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10