Đầu tư giáo dục sẽ hấp dẫn trong thời gian tới?

Ngọc Hà lược dịch theo www.vir.com.vn 16/07/2019 00:00

"Nếu trước đây, các nhà tài chính nước ngoài thường mua cổ phần với tỷ lệ tối thiểu để test thị trường, thì nay họ đã lựa chọn mức đầu tư tối đa với tần suất nhiều hơn".

Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Lan Phương, đối tác tại Baker McKenzie Việt Nam khi nhận định về xu hướng đầu tư vào giáo dục trong thời gian tới.

Nội - ngoại "so găng"

Giáo dục là một trong những lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư thông qua hình thức M&A trong vòng 1 năm tới tại Việt Nam.

Giáo dục là một trong những lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư thông qua hình thức M&A trong vòng 1 năm tới tại Việt Nam.

Thương vụ M&A mới nhất trong ngành giáo dục có thể kể đến việc một quỹ đầu tư có trụ sở tại Malaysia quản lý danh mục đầu tư trị giá 5 tỷ USDlà Navis Capital Partnersđã hoàn thành việc đầu tư vào Công ty Cổ phần Giáo dục Thành Thành (TTCE), một nhà cung cấp giáo dục tư nhân Việt Nam chất lượng cao hoạt động ở miền Nam Việt Nam.

Thương vụ đầu tư này cũng đánh dấu lần đầu tiên quỹ này đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Một lĩnh vực được cho là mới mẻ so với các lĩnh vực truyền thống khác của quỹ này như hàng tiêu dùng, công nghiệp và dịch vụ bán lẻ. Trướcđó, tại Việt Nam, Navis đã rót tiền vào Công ty CP Gò Đàng, Dược phẩm OPV và đang đầu tư vào Bệnh viện Pháp Hà Nội.

Một thương vụ M&A đáng chú ý khác là việc mua lại Đại học Hoa Sen của Tập đoàn Nguyễn Hoàng. Mặc dù, giá trị thỏa thuận không được tiết lộ nhưng để trở thành cổ đông lớn nhất của một thương hiệu nổi tiếng như Hoa Sen, các nhà đầu tư sành sỏi có thể hình dung đượ cphần nào giá trị của thỏa thuận này.

Hiện nay, Nguyễn Hoàng đang là chủ đầu tư của hơn 40 dự án và 50.000 sinh viên. Ngoài Hoa Sen, tập đoàn này còn sở hữu Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Gia Đình và Đại học Bà Rịa Rịa Vũng Tàu.

Năm ngoái, Nguyễn Hoàng đã thành lập một thành phố giáo dục quốc tế (IEC) tại tỉnh Quảng Ngãi. Với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng (43,47 triệu USD) với diện tích 10 ha. Dự án IEC dự kiến sẽ trở thành bước đệm để thâm nhập và chinh phục thị trường trung tâm của tập đoàn.

Bên cạnh các nhà đầu tư trong nước thì thị trường đầu tư giáo dục cũng thu hút các tổ chức tài chính ở nước ngoài. Trong đó có thể kể đến như Mekong Capital thông báo rằng Mekong Enterprise Fund III, Ltd. đã đầu tư 4,9 triệu USD vào Công ty Cổ phần Giáo dục Yola. Yola là khoản đầu tư thứ sáu được công bố bởi Mekong Enterprise Fund III, Ltd.

Ngoài ra, cũng phải kể đến các thương vụ M&A khác trong ngành giáo dục như Công ty cổ phần tư nhân Thụy Điển EQT Capital Partners, thông qua công ty con EQT Mid Market, đã rót một khoản tiền vào công ty học tiếng Anh ILA Vietnam. Bên cạnh đó, IFC và Quỹ Aureos đã đầu tư 10 triệu USD vào Trung tâm tiếng Anh của Hiệp hội Hoa Kỳ Việt Nam và TAEL Partners đã đầu tư 10 triệu USDvào IvyPrep Education.

“Những thương vụ M&A như vậy cho thấy, mối quan tâm đối với lĩnh vực giáo dục của các nhà đầu trong nước và nước ngoài. Đây là một xu hướng phù hợp với kết quả khảo sát các công ty tư nhân cổ phần cho thấy, 35,4% số người được hỏi cho rằng, giáo dục là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn thứ hai trong vòng 1 năm tới tại Việt Nam", ông Kenneth Atkinson-Chủ tịch Grant Thornton Việt Nam nhận định.

Xu hướng đầu tư có sự thay đổi

Lý giải nhận định của mình, ông Kenneth Atkinson phân tích, có hai yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng này. Thứ nhất, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam, dự kiến sẽ tăng từ 12 triệu người trong năm 2014 lên 33 triệu người vào năm 2020.

Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 1.400 USD năm 2014 lên 3.400 USD trong vài năm tới. Đáng chú ý, thu nhập bình quân đầu người cao hơn đáng kể ở các thành phố lớn và vượt quá 5.000 USD tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Yếu tố thứ 2 theo ông Kenneth Atkinson đó chính là sự gia tăng số lượng trường công lập chưa đáp ứng hết nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, các bậc phụ huynh muốn trang bị cho con nhiều kỹ năng mềm hơn - những kỹ năng không được cung cấp tại các trường công thay vào đó khu vực trường tư nhân lại đáp ứng được  nhu cầu này.

Đồng tình với quan điểm này, bà Nguyễn Lan Phương, đối tác tại Baker McKenzie Việt Nam, cũng cho rằng, thị trường giáo dục Việt Nam rất tiềm năng và sôi động. Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về giáo dục, cùng với các luật và nghị định liên quan đến giáo dục trong nước, như Nghị định số 86/2018 / ND-CP về hợp tác và đầu tư nước ngoài vào giáo dục, đã đặt nền móng để đưa vào những nhà đầu tư nước ngoài.

Cùng với đó, "nếu trước đây, các nhà tài chính nước ngoài thường mua cổ phần với tỷ lệ tối thiểu để test thị trường, thì nay họ đã lựa chọn mức đầu tư tối đa với tần suất nhiều hơn", bà Nguyễn Lan Phương nhận định về sự thay đổi của xu hướng.

Trong bối cảnh, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ sản xuất thâm dụng lao động chính sang các ngành dịch vụ. Đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, ngành giáo dục là "trung tâm" và rất tiềm năng do khoảng cách cung và cầu lớn.

Chính vì vậy, các trường đào tạo tiếng Anh và các trường quốc tế có doanh thu cao, các thương hiệu nổi tiếng... chính là những "miếng mồi" được các nhà đầu tư, quỹ "nhắm tới". Đồng thời, các nhà đầu tư dài hạn sẵn sàng đặt cược vào các thương hiệu thuộc sở hữu trong nước có kế hoạch phát triển mạnh mẽ và có thể mở rộng mạng lưới nhanh chóng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đầu tư giáo dục sẽ hấp dẫn trong thời gian tới?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO