Đẩy bến xe ra ngoại thành - Quy hoạch đi ngược thế giới?

Huyền Trang 01/09/2018 05:07

Tại Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trung tâm đến 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội có chủ trương di dời các bến xe khách nội đô ra ngoài đường vành đai 4.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quy hoạch các bến xe thủ đô hiện nay đi ngược với thế giới.

Trong báo cáo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội gửi Thường trực Thành ủy Hà Nội về Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trung tâm đến 2030 và tầm nhìn 2050 nêu rõ, các bến xe khách liên tỉnh được bố trí tại khu vực các trục đường hướng tâm giao với vành đai 4; từng bước thay thế toàn bộ các bến xe hiện có đang khai thác sử dụng nằm sâu trong khu vực nội đô (gồm Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình, Nước Ngầm).

p/Việc chuyển bến xe Kim Liên xưa kia về bến xe Giáp Bát, giảm ùn tắc trên đường Trần Nhân Tông nhưng lại gây ùn tắc trên đường Giải Phóng.

Việc chuyển bến xe Kim Liên xưa kia về bến xe Giáp Bát, giảm ùn tắc trên đường Trần Nhân Tông nhưng lại gây ùn tắc trên đường Giải Phóng.

Có thể bạn quan tâm

  • Sở GTVT Hà Nội nói gì về dự án xây bến xe Yên Sở?

    11:00, 06/08/2018

  • Hà Nội xây bến xe Yên Sở: Nhiều ý kiến trái chiều

    03:02, 23/07/2018

  • Quy hoạch bến xe TP Hà Nội: Lợi bất cập hại?

    11:24, 12/05/2018

  • Hải Phòng đầu tư xây dựng bến xe liên tỉnh 100 tỷ đồng

    04:14, 25/04/2018

  • Bến xe Thượng Lý Hải Phòng tăng gấp đôi số chuyến

    07:05, 13/07/2017

Không đạt mục tiêu chống ùn tắc

“Việc xây dựng bến xe khách liên tỉnh kết hợp bãi đỗ xe là để góp phần hình thành mạng lưới bến xe khách đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao; giảm tải cho bến xe khách khu vực phía Nam thành phố, phục vụ phần lớn các tuyến vận tải hành khách từ các tỉnh, thành phố phía Nam và Đông Nam thành phố,” văn bản của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Bình luận về vấn đề này, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, việc lập bến xe mới, di chuyển bến xe ra xa trung tâm có giảm ùn tắc ở một số điểm nhưng lại gây ùn tắc ở nơi khác.

“Nó giống như chiếc xăm xe đạp bóp chỗ này, nó lại phình chỗ khác. Việc chuyển bến xe Kim Liên về bến xe Giáp Bát, giảm ùn tắc trên đường Trần Nhân Tông nhưng lại gây ùn tắc trên đường Giải Phóng. Chuyển bến Kim Mã về Mỹ Đình lại gây ùn tắc trên đường vành đai 3…” ông Liên nhìn nhận.
Theo quan đểm của ông Liên, mục tiêu đó, không thuyết phục. Ùn tắc giao thông chủ yếu là do phương tiện cá nhân vượt quá năng lực hạ tầng giao thông.

Quy hoạch đi ngược thế giới

Ông Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, chuyên gia giao thông cho rằng, quy hoạch các bến xe ở Thủ đô hiện nay đi ngược với thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Âu (bến xe, nhà ga, metro, xe buýt đều tập trung ở một khu đầu mối trong nội đô).

“Trên thế giới từ các nước Đông Nam Á đến Châu Âu, chẳng có nước nào lại di chuyển Bến xe khách từ nội đô ra xa khu dân cư. Tư duy của họ lấy mục tiêu phục vụ sự thuận lợi của người dân là tiêu chí hàng đầu”, ông Thủy nói.

Theo ông Thủy, Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trung tâm đến 2030 và tầm nhìn 2050 nhằm xóa các bến xe cũ, đẩy ra ngoại thành ở nút giao vành đai 4. Bến xe mới sau quy hoạch năm 2050 cách trung tâm nội đô và khu đông dân cư khoảng 10-20km sẽ tạo thế bất lợi cho hành khách, gây khó khăn tiếp cận, làm tăng các chi phí đi lại, thời gian, hành trình hành khách và gây rối loạn, ùn tắc giao thông khi hàng ngày có hàng ngàn lượt xe ôtô trung chuyển chở khách từ trong nội thành ra ngoại thành và ngược lại.

“Việc di chuyển bến xe gây lãng phí lớn vì 7 bến xe Hà Nội được đầu tư khang trang và hiện đại. Nếu di chuyển, thành phố sẽ mất hàng nghìn tỷ đồng” ông Thủy cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đẩy bến xe ra ngoại thành - Quy hoạch đi ngược thế giới?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO