Đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Theo chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu, do tác động của xung đột Nga – Ukraine, dư địa thời gian phục hồi kinh tế của Việt Nam không còn nhiều.

>> Phục hồi kinh tế xanh hậu COVID-19 là cấp bách

Theo đánh giá của giới chuyên gia, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine tác động sâu sắc đến kinh tế, tài chính thế giới. Có độ mở kinh tế lớn nên Việt Nam có thể hứng chịu nhiều tác động.

Về phần mình, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội cho rằng, trong bối cảnh là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nền kinh tế Việt Nam đang rất bất lợi.

Chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam nếu không nhanh cả mặt ra chính sách và thực hiện, càng chần chừ thì càng ngày dư địa thời gian phục hồi kinh tế càng thu hẹp...

Chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam nếu không nhanh cả mặt ra chính sách và thực hiện, càng chần chừ thì càng ngày dư địa thời gian phục hồi kinh tế càng thu hẹp...

Theo ông Hiếu, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp tục leo thang khiến giá cả hàng hóa, nguyên liệu đầu vào đang bước vào đợt tăng giá mới. Điều này khiến lạm phát của Việt Nam phải chịu 4 áp lực.

Thứ nhất, nguồn cung xăng dầu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 70-80% nhu cầu. Khi giá xăng dầu thế giới tăng cũng đồng nghĩa giá xăng dầu trong nước tăng. Vì vậy, chi phí sản xuất kinh doanh, hay chi phí sinh hoạt của người dân bị đội lên nhiều.

Thứ hai, giá xăng dầu thế giới tăng cũng tác động đến nhiều quốc gia khác, trong đó có các quốc gia là bạn hàng của Việt Nam. Với cách tổ chức nền kinh tế có độ mở lớn, việc bị ảnh hưởng là điều không thể tránh.

Thứ ba, Nga còn xuất khẩu rất nhiều các loại hàng hoá khác như niken, titanium, kim loại cơ bản... thậm chí là lúa mì, lương thực và chất dinh dưỡng của phân bón. Chỉ riêng phân bón cũng đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam.

Bởi lẽ, Việt Nam có sản xuất phân bón nhưng cũng nhập phân bón rất nhiều. Giá phân bón tăng không chỉ tác động đến doanh nghiệp, nền nông nghiệp mà tác động đến cả bà con nông dân.

Thứ tư, theo thống kê của Liên minh châu Âu (EU), chỉ số giá tiêu dùng tại châu Âu tháng 2/2022 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến nhiều quốc gia buộc phải điều chỉnh chính sách tiền tệ. Và chính những điều chỉnh này sẽ ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ tại Việt Nam.

Từ những kênh dẫn trên, có thể nhận thấy áp lực lạm phát đang rất nặng. Trong khi đó, Việt Nam đang tiến hành triển khai gói kích thích, phục hồi kinh tế với quy mô lên tới 350.000 tỷ đồng.

“Tại thời điểm chuẩn bị ban hành gói hỗ trợ, kích thích kinh tế, nhiều chuyên gia đã lo lắng cho mục tiêu lạm phát. Giờ đây, cộng thêm các áp lực mới, rủi ro lạm phát lại càng tăng cao”, ông Hiếu nói.

Vì vậy, ông Hiếu cho rằng, đối với gói phục hồi kinh tế, Việt Nam phải càng quyết liệt hơn nữa. Nếu trước kia, thời gian để thiết kế là quan trọng, thì giờ đây thời gian để hoàn thành là quan trọng nhất.

Hiện tại, trước những bất ổn từ xung đột Nga - Ukraine có thể tác động tới Việt Nam (kinh tế; vấn đề bảo hộ công dân), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo lập Tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan tới tình hình Ukraine.

Ông Hiếu kỳ vọng, với hành động kịp thời trên của Chính phủ, Việt Nam sẽ ổn định môi trường vĩ mô, thông qua đó giảm thiểu được tối đa tác động từ bên ngoài đối với nền kinh tế.

>> Tháo gỡ các rào cản về thể chế để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Chia sẻ thêm về việc Việt Nam sẽ phải làm nhiều việc để giảm thiểu tác động xấu và tận dụng được cơ hội để phát triển, TS Lại Lâm Anh, Viện Kinh tế và chính trị thế giới, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng chúng ta đã cải cách thể chế rất nhiều những năm qua.

Nhưng thường thì khó mà tự mình tự thay đổi cơ chế. Chính việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới là cơ hội thay đổi. Điều quan trọng là phải thực hiện tốt nhất FTA đã cam kết và cải cách thực chất nhất. 

“Cải cách cần dành ưu tiên cho con người. Việc thực hiện sáp nhập, thu gọn các đầu mối bộ, sở, ban, ngành vừa qua đã đặt ra yêu cầu phải làm việc với năng suất cao hơn, chất lượng hơn, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp nhiều hơn. Dịch bệnh vừa rồi là cơ hội để đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin”, ông Lâm Anh nói.

Cũng theo ông Lâm Anh, thời gian tới, Việt Nam cũng cần kiên trì theo đuổi chính sách phát triển theo hướng "Nhà nước nhỏ, xã hội lớn". Tức là Nhà nước cần phải kiên quyết bỏ bớt lĩnh vực mà tư nhân có thể làm tốt và Nhà nước không cần phải làm. Cần tăng cường đẩy nhanh xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số, công dân điện tử...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714162554 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714162554 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10