ĐBQH cảm nhận gì về các “tư lệnh ngành”?

Nguyễn Việt thực hiện 31/10/2018 05:30

Trao đổi bên hành lang Quốc hội chiều 30/10 về phiên chất vấn và trả lời chất vấn, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đánh giá, rất ấn tượng với phần trả lời của các Bộ trưởng.

ĐBQH PHạm Văn Hòa (Đồng Tháp). Ảnh: Nguyễn Việt

ĐBQH PHạm Văn Hòa (Đồng Tháp). Ảnh: Nguyễn Việt

Theo ĐB Phạm Văn Hòa, các Bộ trưởng trả lời với trách nhiệm rất cao, quan tâm đến các vấn đề các ĐBQH chất vấn cũng như cử tri quan tâm. Trong đó, ĐB Hòa đặc biệt ấn tượng với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Xin hỏi, tại sao những vị Bộ trưởng này lại tạo cho ông nhiều ấn tượng?

Các Bộ trưởng nắm rất rõ những công việc của mình. Ngoài 3 Bộ trưởng kể trên, tôi còn ấn tượng với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Dù tôi chưa chất vấn kỳ này, nhưng với những lần trả lời trước tôi nhận thấy Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trả lời những câu hỏi tôi và các đại biểu khác đặt ra đều được trả lời theo tôi là chu đáo, tận tình. Bộ trưởng đã thể hiện sự cầu thị, tinh thần trách nhiệm của mình đối với ĐBQH cũng như cử tri.  

Có thể bạn quan tâm

  • 11.700 tội phạm truy nã đang "nhởn nhơ" ngoài vòng pháp luật

    17:05, 30/10/2018

  • Vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu: Chủ tịch Quốc hội đề nghị NHNN sửa lại quy định

    15:58, 30/10/2018

  • Bộ Công Thương lý giải việc thuế nhập khẩu về 0, giá xe vẫn không giảm

    11:55, 30/10/2018

  • Đại biểu băn khoăn cách giải quyết tham nhũng, lợi ích nhóm, doanh nghiệp sân sau

    10:42, 30/10/2018

  • Bộ trưởng Xây dựng nhận trách nhiệm về hạn chế trong quản lý xây dựng

    18:10, 30/10/2018

  • Hướng tới một giáo viên dạy được cả ba môn học trong tích hợp

    15:50, 30/10/2018

  • Quản lý lỏng lẻo khiến “đất công thành đất ông”

    15:54, 30/10/2018

Thưa ông, có một điểm rất mới tại kỳ chất vấn này là những vấn đề mang tính liên bộ thì các Bộ trưởng đều phải trả lời. Ông đánh giá thế nào về điểm mới này?

Khi ĐBQH đặt câu hỏi nếu có liên quan, ví dụ có câu hỏi Bộ trưởng Bộ Nội vụ về vấn đề biên chế của giáo viên, thì sẽ liên quan đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cho nên, khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời xong thì phần liên quan đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải trả lời với trách nhiệm mình làm bộ trưởng của một ngành, khi biên chế là do Bộ Nội vụ quản lý nhưng được đã được phân cấp rất cụ thể, rõ ràng. Biên chế giáo viên ở địa phương là do địa phương quản lý, Bộ Nội vụ được phân cấp quản lý chung toàn bộ.

Đơn cử, phân công bố trí biên chế giáo viên của tỉnh hay địa phương nào đó thì Bộ Nội vụ sẽ “khoán một cục” với 1.000 biên chế, trong đó có 600 công chức, 400 viên chức. Trong 400 viên chức sẽ có y tế, giáo dục…Theo tôi được biết, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ làm tổ trưởng tổ kiểm tra giám sát vấn đề biên chế của địa phương và Bộ trưởng cũng có đi nhiều địa phương đồng thời có những kiến nghị xử lý những việc chưa làm được trong vấn đề biên chế, cũng như công tác cán bộ của địa phương, thậm chí có những trưởng hợp đã có kiến nghị xử lý.

- Vậy, thời gian tới để nâng cao việc giám sát của Quốc hội, theo ông cần phải có những giải pháp gì?

Để nâng cao vai trò, trách nhiệm và làm tốt hơn việc chất vấn và trả lời chất vấn, theo tôi mỗi ĐBQH phải nắm rõ và hiểu cụ thể những vấn đề mình muốn chất vấn. Đặc biệt, ĐBQH cũng cần quan tâm hơn nữa đến những vấn đề mà xã hội và người dân còn đang bức xúc. Các ĐB nên hỏi về những vấn đề nóng để các “tư lệnh ngành” nắm bắt được những vấn đề và làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Khi đó, mới thực sự xứng đáng với niềm tin của cử tri cũng như các ĐBQH.

- Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
ĐBQH cảm nhận gì về các “tư lệnh ngành”?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO