ĐBSCL trước thách thức hạn, mặn, sạt lở nghiêm trọng (Kỳ 4): Nông dân không thể tự bơi!

Diendandoanhnghiep.vn Những diễn tiến của biến đổi khí hậu là bất khả kháng, do vậy sản xuất cũng phải thích ứng để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng là cần thiết

TP Cần Thơ hiện có hơn 90.000 ha sản xuất lúa. Địa phương này cũng đã chuyển đổi 9.000 ha đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác như: mè, ớt, dưa hấu và các loại nông sản khác. Bà Trần Thị Hai, phường Trường Lạc, quận Ô Môn cho biết gia đình bà có 5 công ruộng những năm trước làm cả 3 vụ/năm nhưng không có dư. Hai năm nay gia đình bà quyết định chuyển sang trồng rẩy, tuy vất vã hơn mà thu nhập đã khá hơn, đến mùa hạn mặn cũng nhẹ lo nước tưới hơn làm lúa.

Mô hình sản xuất lúa, tôm được đánh giá cho hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Mô hình sản xuất lúa, tôm được đánh giá cho hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, nhờ chuyển đổi từ trồng lúa sang cây ăn trái nên đã có những chuyển biến tích cực. Nếu những năm trước đây, đa phần đất nông nghiệp ở xã chủ yếu canh tác cây lúa và cây mía thì hiện nay, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng cam sành. Khoảng 2 năm gần đây, số vườn cam trên toàn xã đã tăng nhanh chóng và chiếm hơn 90% tổng số diện tích cây ăn trái của xã Tân Long. Theo chính quyền địa phương hiện tại cây cam sành là một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế, mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân. Nguồn lợi nhuận từ cây cam sành mang lại cao gấp 4-5 lần so với trồng lúa 3 vụ trong năm trên cùng một diện tích.

Ở những vùng tranh chấp mặn, ngọt thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu thì mô hình tôm - lúa đang phát huy hiệu quả rất tốt. Theo ông Nguyễn Văn Thành (xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân): “nếu hạn mặn mặn có gay gắt hơn thì, nông dân ở đây cũng không sợ vì khi đó sẽ chuyển hẵn nuôi tôm, mà không cần làm lúa nữa”.

Tuy nhiên, theo TS. Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế vùng ĐBSCL:Để nâng tầm thích ứng của người dân trước thách thức mới của BĐKH, ngành quản lý, nông dân cần thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kinh tế nông nghiệp đa dạng, từ nặng về số lượng sang chất lượng và giá trị. Cần tiếp cận tổng thể, tích hợp chứ không thể chỉ đạo phát triển lẻ mẻ từng mô hình rồi nhân rộng một cách cứng nhắc”.

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông dân không thể

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông dân không thể "tự bơi".

 Giải pháp không thể chỉ từ... nông dân!

Trong những năm qua tỉnh Long An đã vận động người dân chuyển đổi hơn hàng chục nghìn ha đất trồng lúa sang các loại cây nông nghiệp khác như: Thanh long, chanh, ngô, trong đó, diện tích chuyển đổi nhiều nhất là cây thanh long, chiếm 3.500 ha. Ông Nguyễn Hoàng Khải – nông dân xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành cho biết, khi mới chuyển đổi những năm thanh long được giá thì thu nhập của gia đình ông tăng gấp nhiều lần trồng lúa.

Tuy nhiên, trong năm gần đây do diện tích trồng thanh long mở rộng không chỉ ở Long An mà còn nhiều địa phương khác nên có tình trạng cung vượt cầu, đáng lo hơn là trong đợt ảnh hưởng dịch bệnh Sar-CoV 2 vừa qua thị trường Trung Quốc không ăn hàng làm giá thanh long giảm mạnh, nhà vườn thua lỗ. Trồng cây và chăn nuôi chúng tôi làm được nhưng không dự báo và quyết định được đầu ra,” ông Khải băn khoăn.

Được biết, ngay từ đầu năm 2014, Cục Trồng trọt, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) đã cùng các địa phương phát động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của cả nước, trong đó có vùng ĐBSCL, mục tiêu đến năm 2020, tổng diện tích gieo trồng lúa chuyển đổi sang các cây trồng khác của toàn vùng này phấn đấu là trên 200 nghìn ha, chủ yếu là ngô, đậu tương, dưa rau; lúa kết hợp thuỷ sản; cây thức ăn gia súc… 

Tuy nhiên, theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), việc chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa ở vùng ĐBSCL còn hàng loạt khó khăn, trở ngại, đó là: Giữa doanh nghiệp và nông dân chưa có sự kết nối, chưa có sự thỏa thuận giữa đầu tư và giá cả thu mua; chưa có hệ thống thủy lợi nào chủ động tưới cho cây trồng cạn như: Ngô, đậu tương.

Trồng lúa tuy hiệu quả thấp nhưng lúa vẫn tiêu thụ được, trong khi chuyển sang các loại cây trồng khác thị trường tiêu thụ chưa ổn định, khó dự báo, tạo tâm lý không an tâm đối với người sản xuất. Hiện cũng chưa có gói kỹ thuật để tập huấn và khuyến cáo sản xuất theo mùa vụ, tiểu vùng sinh thái, cây trồng chuyển đổi, đối tượng tập huấn. Riêng đối với cây ngô, kỹ thuật canh tác còn kém, giá thành cao, lợi nhuận của nông dân thấp khi phải cạnh tranh với ngô nhập khẩu. Đáng chú ý là, việc chuyển đổi còn mang tính tự phát. Các địa phương chưa hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi với những giải pháp đồng bộ về vụ, vùng chuyển đổi, cây trồng và kỹ thuật, tổ chức sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, làm mô hình thì thành công, song chưa thể nhân được ra diện rộng.

Về phía các địa phương, theo ông Nguyễn Phước Thiện - Phó giám đốc phụ trách Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp: địa phương cũng rất lúng túng tới đây chưa biết diện tích lúa phải chuyển đổi chuyển đổi là bao nhiêu. Không trồng lúa thì chuyển sang trồng cây gì. Vận động người dân chuyển đổi nhưng khi sản phẩm bán không được, bán dưới giá thành, lỗ lã thì ai sẽ bù lỗ cho nông dân?

Theo GS TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường đại học Nam Cần Thơ - " Với truyền thống nền nông nghiệp lúa nước, việc làm lúa thời gian qua là thói quen và là tập quán canh tác. Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là người nông dân vất vã một nắng, hai sương làm ra hạt lúa nhưng khi bán thì giá cả rất bấp bênh, thu nhập rất thấp. Đã đến lúc chúng ta cần tính toán lại diện tích trồng lúa bao nhiêu là vừa, phần còn lại sẽ chuyển sang cây trồng gì, trồng ở đâu, diện tích bao nhiêu?

Do thời gian dài cây lúa được xem là chủ lực nên hạ tầng được là đầu tư với mục đích phục vụ cho sản xuất lúa, còn muốn trồng thứ khác hay nuôi tôm thì dân tự phát làm, mà chưa có sự quy hoạch đầu tư bài bản. Trước thực tế đó, để công cuộc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả thì Nhà nước phải “cầm trịch” bắt đầu từ việc quy hoạch, đầu tư hạ tầng và mời gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ sau thu hoạch, chế biến, xuất khẩu để đảm bảo đầu ra cho nông dân”.

Kỳ 5: Nhiều Doanh nghiệp còn thờ ơ với Biến đổi khí hậu 

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết ĐBSCL trước thách thức hạn, mặn, sạt lở nghiêm trọng (Kỳ 4): Nông dân không thể tự bơi! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714257850 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714257850 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10