DCM “hạn” nặng

Lê Mỹ 30/03/2020 11:30

CTCP Phân Bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM) đang không chỉ điêu đứng vì dịch COVID-19, mà còn khó khăn ngay trên ruộng đồng– nơi người nông dân địa phương gặp hạn hán, xâm mặn. 

p/Quy mô doanh thu các doanh nghiệp phân bón.

Quy mô doanh thu các doanh nghiệp phân bón.

DCM ra đời vào năm 2011 với kỳ vọng trở thành doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất phục vụ nông nghiệp- công nghiệp dầu khí.

Khó khăn vì hạn hán

Sinh sau, đẻ muộn hơn Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM)- DPM và DCM cùng là thành viên của tập đoàn PVN, nhưng DCM đã nhanh chóng vượt mặt DPM ở thị phần địa phương.

428 tỷ đồng là tổng lợi nhuận hợp nhất sau thuế năm 2019 của DCM, giảm tới hơn 35% so với năm 2018.

Thống kê từ chính DCM cho thấy, Công ty có thị phần 55% tại miền Tây Nam Bộ và “là lựa chọn số 1 của bà con nông dân tại đây”. Một số liệu độc lập khác về thị phần các doanh nghiệp phân bón được công bố giữa năm 2019 cho thấy, xét trên toàn thị trường, DCM chỉ đứng sau “ông anh” DPM về quy mô doanh thu, tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận, cũng như về thị phần Ure – phân khúc phân bón có biên lợi nhuận cao, với khoảng 27,4% tổng lượng tiêu thụ trên cả nước (33,8% của DPM).

Tuy nhiên, việc “đặt cược” sinh mệnh kinh doanh cốt lõi của mình vào một địa bàn chính đã khiến DCM đang lâm vào khó khăn nối dài, sau những chỉ tiêu trượt dốc trong năm 2019. Trong đó, hạn hán, xâm mặn ở khu vực ĐBSCL từ cuối 2019 và đang kéo dài ở những tháng đầu năm 2020, được sự báo sẽ xâm hại lớn đến hoạt động kinh doanh của DCM tại khu vực này.

Triển vọng kém tích cực

Từ 2016-2018, Công ty liên tiếp có lợi nhuận sau thuế đều đạt từ 624 tỷ đồng và tăng trưởng đều mỗi năm. Nhưng đến năm 2019- năm mà DCM và PVN thỏa thuận lại các vấn đề liên quan đến chi phí sản xuất, cũng là năm DCM muốn mở chuỗi giá trị sang các loại phân bón khác như NPK và phân bón tự doanh, thì Công ty cũng mất đi lợi thế phát triển ban đầu.

Kết thúc 2019, DCM ghi nhận doanh thu 7.054 tỷ đồng và lợi nhuận 339 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với năm 2018, DCM đã mất khoảng 1/2 tổng lợi nhuận. Cùng với đó, DCM cũng đã phải thừa nhận các khó khăn sẽ còn kéo dài gồm: Cơ chế giá khí theo giá thị trường khi PVN không đảm bảo lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt 12% như các năm qua mà bắt đầu tăng chi phí mua khí, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm khả năng cạnh tranh với các đơn vị sản xuất phân đạm khác trong nước và cả khu vực. Thêm vào đó là sự ảnh hưởng của thời tiết bất lợi và giá nông sản xuống thấp làm nhu cầu sụt giảm, thị trường phân bón cạnh tranh khốc liệt hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • DCM: Hóa giải khó khăn từ bên ngoài bằng thuận lợi từ bên trong

    DCM: Hóa giải khó khăn từ bên ngoài bằng thuận lợi từ bên trong

    22:24, 28/04/2019

  • Sáp nhập DPM và DCM:p/Lộ diện doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Urea

    Sáp nhập DPM và DCM: Lộ diện doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Urea

    11:36, 08/09/2018

  • Kế hoạch doanh thu 5.496 tỷ đồng năm 2018 có quá sức với DCM?

    Kế hoạch doanh thu 5.496 tỷ đồng năm 2018 có quá sức với DCM?

    12:50, 11/01/2018

  • Cơ hội đầu tư từ cổ phiếu DCM?

    Cơ hội đầu tư từ cổ phiếu DCM?

    06:50, 16/12/2017

Do đó, DCM chỉ dự kiến lợi nhuận năm 2020 đạt 51,91 tỷ đồng, chưa bằng 10% so với năm của thời hoàng kim đã qua.

Ở tuổi lên 10, khi chưa kịp chuẩn bị tầm nhìn dài hơn, DCM bỗng phải đối diện với thị trường khốc liệt mà thiếu vòng tay bao cấp, hậu thuẫn của tập đoàn mẹ PVN. DCM hẳn cần thêm thời gian để bắt kịp yêu cầu trưởng thành. 

Tia hy vọng cho ngành phân bón

Tổng hợp của VDSC từ 8 doanh nghiệp kinh doanh phân bón gồm Bình Điền, DCM, DPM, Lâm Thao, Văn Điển, Ninh Bình, Phân bón miền Nam, cho thấy rào cản mà các doanh nghiệp này cần vượt qua trong năm 2020 vẫn là giá bán khó có thể tăng, trong khi cạnh tranh cao hơn. Tuy nhiên, sự hạ nhiệt giá các nguyên vật liệu đầu vào sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp cải thiện biên lợi nhuận – với điều kiện duy trì được tiêu thụ.

Một yếu tố bất ngờ trong mùa dịch COVID-19, nếu không tính đến biến đổi khí hậu, ElNino, hạn hán xâm mặn, là giá dầu thế giới xuống thấp. Bởi đây sẽ là điều kiện để các doanh nghiệp trong ngành phân bón cắt giảm chi phí đầu vào. Đơn cử tại chính DCM, giá khí đầu vào được xác định tạm tính các chỉ tiêu 2020 là dựa trên mức giá dầu 60USD/thùng, sẽ cho giá khí thị trường tương đương năm qua. Trong khi giá dầu thế giới chỉ còn hơn 20USD/thùng.

Hy vọng các doanh nghiệp phân bón có thể cải thiện nhẹ hiệu quả kinh doanh từ vùng thấp điểm năm 2019 và phục hồi sản xuất kinh doanh hậu dịch COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
DCM “hạn” nặng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO