DCM: Hóa giải khó khăn từ bên ngoài bằng thuận lợi từ bên trong

Nguyễn Việt 28/04/2019 22:24

CTCP Đạm Cà Mau (DCM) đang đối mặt với khá nhiều khó khăn từ bên ngoài, như nguồn khí suy giảm, tỷ giá biến động, cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nhập khẩu và trong nước do dư thừa nguồn cung…

Năm 2019, Đạm Cà Mau tập trung tiết giảm chi phí, hợp lý hóa sản xuất.

Năm 2019, Đạm Cà Mau tập trung tiết giảm chi phí, hợp lý hóa sản xuất.

Đây là chia sẻ của ông Văn Tiến Thanh - Tổng Giám đốc PVCFC tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2019 vừa diễn ra. Trước bối cảnh đó, HĐQT PVCFC đã có nhiều giải pháp trong kinh doanh, phát triển hệ thống phân phối, tối ưu hóa trong sản xuất đưa ra nhiều sáng kiến cải tiến giúp PVCFC hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu được ĐHĐCĐ giao về sản lượng sản xuất cũng như các chỉ tiêu tài chính.

Nhiều “kịch bản” vượt khó

Trong đó, Đạm Cà Mau tiếp tục khẳng định vị thế dẫn dắt tại thị trường mục tiêu cả về thị phần và giá bán. Năm 2018 cũng nổi bật với hoạt động tự doanh sản phẩm mang thương hiệu Đạm Cà Mau tăng trưởng tốt (vượt 52% kế hoạch sản lượng tiêu thụ). Công ty cũng đã có bước chuẩn bị tích cực về mặt thị trường cho sản phẩm NPK, khi nhà máy NPK dự kiến sẽ chính thức đưa vào sản xuất thương mại vào giữa năm 2019.

Có thể bạn quan tâm

  • Sáp nhập DPM và DCM:p/Lộ diện doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Urea

    Sáp nhập DPM và DCM: Lộ diện doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Urea

    11:36, 08/09/2018

  • Kế hoạch doanh thu 5.496 tỷ đồng năm 2018 có quá sức với DCM?

    Kế hoạch doanh thu 5.496 tỷ đồng năm 2018 có quá sức với DCM?

    12:50, 11/01/2018

  • Cơ hội đầu tư từ cổ phiếu DCM?

    Cơ hội đầu tư từ cổ phiếu DCM?

    06:50, 16/12/2017

Năm 2019, ngoài việc tập trung nguồn lực, hoàn thành đưa vào hoạt động 2 dự án trọng tâm gồm “Dự án nhà máy sản xuất phân bón phức hợp từ Urê nóng chảy công suất 300.000 tấn/năm” và “Dự án cảng nhập nguyên liệu công suất 500.000 tấn/năm”, PVCFC tiếp tục nghiên cứu các dự án trên nền tảng công nghệ thông tin, tối ưu hóa tiết kiệm năng lượng cũng như giảm phụ thuộc vào nguồn khí: như xây dựng hệ thống kho chứa hợp lý để phát triển kinh doanh bao gồm kho đầu mối, kho trung chuyển và các kho phân phối. Ứng dụng các công cụ hiện đại để nâng cao công tác quản trị như: Dự án ERP giai đoạn 2, hoàn thiện dự án Big Data, hệ thống báo cáo thông minh BI…

Do dự báo về sự thiếu hụt nguồn khí cho cụm Tây Nam bộ, PVCFC đã và đang tìm kiếm nhiều giải pháp giúp tiết giảm tiêu hao nguyên liệu, thay thế một phần nguyên liệu khí sử dụng cho các thiết bị phụ trợ như Dự án thu hồi khí flash gas (khí thải), thay thế nguyên liệu lò hơi (biomass). 

Ngoài ra, PVCFC tiếp tục nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm theo hướng phân bón hữu cơ chất lượng cao, phát triển bền vững, giảm phụ thuộc vào urê. Công ty dự kiến đầu tư thêm một trại thực nghiệm để phát triển mảng dịch vụ khảo nghiệm, từ đó cung cấp, hướng dẫn và chuyển giao cho nông dân các quy trình canh tác, giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho từng loại cây trồng, nâng cao chất lượng nông sản và tăng năng suất, chống sự thoái hóa đất canh tác.

Ông Trần Ngọc Nguyên - Chủ tịch HĐQT PVCFC cho biết, Đạm Cà Mau đang tập trung rất sâu vào công tác cắt giảm chi phí, ứng dụng các sáng kiến, hợp lý hóa sản xuất để nâng cao hiệu quả SXKD. Điều đó thể hiện qua kết quả SXKD của Đạm Cà Mau rất tích cực trong quý I/2019 với việc hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Sản lượng sản xuất ước đạt 220.000 tấn, đạt 110% so với kế hoạch quý I, đạt 28% kế hoạch năm 2019 và tăng trưởng 13% so với cùng kỳ 2018.

Đạm Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ hàng tự doanh và các sản phẩm khác. Tổng doanh thu ước đạt 1.496 tỷ đồng; lợi nhuận ước đạt 116 tỷ đồng (dựa trên giá khí đầu vào tạm tính tương đương 0,46FO/mmBTU và chi phí vận chuyển). Đáng chú ý, trong quý I, Đạm Cà Mau đã tiết giảm được 20 tỷ đồng…

Tối ưu hóa các giải pháp tiết kiệm

Được biết, quý I/2019, DCM ghi nhận nỗ lực ở khâu sản xuất khi duy trì vận hành Nhà máy hiệu quả, an toàn, ổn định tối ưu công suất trong điều kiện thiếu khí. Theo đó, với mục tiêu tối ưu hóa tiết kiệm năng lượng, tìm kiếm nguồn khí bổ sung, DCM đã thực hiện nghiên cứu và xây dựng thành công hệ thống thu hồi khí xả bỏ Permeate Gas, bổ sung thêm khoảng 1800 GJ/ngày tương đương 3% công suất.

“Dự án này tuy mức đầu tư nhỏ nhưng hiệu quả rất lớn, đã tiết kiệm được chi phí nguyên liệu ít nhất 50 tỷ đồng mỗi năm, đánh dấu sự nỗ lực không ngừng trong phong trào sáng kiến, cải tiến của Đạm Cà Mau trước các khó khăn thách thức ngày càng chồng chất”, ông Thanh, cho biết.

Đối với các dự án đầu tư, Nhà máy NPK Cà Mau công suất 300.000 tấn/năm đang được công ty đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Tính đến thời điểm này, dự án vẫn kiểm soát tốt tiến độ và đã hoàn tất lắp đặt các thiết bị chính – huyết mạch của toàn bộ dự án vào cuối tháng 2/2019. Dự kiến, dự án sẽ chạy thử và cho ra sản phẩm thương mại vào cuối quý II/2019.

“Dự án NPK khi hoàn thành sẽ cung cấp cho bà con nông dân 300.000 tấn phân bón NPK mang thương hiệu Đạm Cà Mau mỗi năm với giá thành cạnh tranh, tạo sự ổn định trên thị trường phân bón trong nước, đóng góp một phần cho ngân sách xã hội, góp một phần trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau và của khu vực”, ông Thanh khẳng định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
DCM: Hóa giải khó khăn từ bên ngoài bằng thuận lợi từ bên trong
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO