Để “con thuyền” bệnh viện công không bị “đánh chìm”

NGUYỄN VIỆT 24/10/2022 12:21

Tự chủ giống như một dòng sông, được khơi thông thì “con thuyền” là các bệnh viện công đi trên đó an toàn và tiện lợi. Còn nếu không thì rất dễ bị “đánh chìm”.

>>Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV: Đảm bảo chất lượng cao nhất khi thông qua các dự án luật

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai) nhấn mạnh tại phiên thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), ngày 24/10.

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Đồng Nai). Ảnh: QH

Đồng tình với nhiều nội dung trong báo cáo, giải trình tiếp thu dự thảo luật, đại biểu Trịnh Xuân An khẳng định dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) là dự án luật rất đặc biệt và quan trọng. Tuy nhiên, còn nhiều nội dung cần tiếp tục làm rõ, chỉnh sửa, bổ sung.

Liên quan đến quy định về tự chủ, đại biểu Trịnh Xuân An cho biết, trong 121 Điều nhưng cụm từ “tự chủ” chỉ được đề cập một lần tại Điều 106, đó là chi của ngân sách cho tự chủ, trong khi đó vấn đề này được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến.

Đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng cần có một chương, một mục riêng về cơ chế tự chủ. Bởi tự chủ giống như một “dòng sông”, được khơi thông thì “con thuyền” là các bệnh viện công đi trên đó an toàn và tiện lợi. Vì nếu không cẩn thận thì rất dễ bị “đánh đắm”.

Góp ý về xã hội hóa, đại biểu Trịnh Xuân An cho biết, nội dung cũng được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Theo đó, trong Chương 10 về cơ chế bảo đảm có 9 Điều nhưng tới 5 điều giao cho Chính phủ quy cụ thể. Đại biểu Trịnh Xuân An nhấn mạnh, cơ chế đảm bảo giống như công tác hậu cần kỹ thuật, đi trước và về sau, vì vậy cần rất quan tâm đến nội dung này.

Về xã hội hóa cần nêu các quy định cụ thể, không nên quy định như dự thảo luật chỉ quy định mang tính chất nguyên tắc. Đại biểu Trịnh Xuân An không đồng tình với quy định về vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế. “Nội dung này không phải là xã hội hóa, cần cân nhắc”, đại biểu Trịnh Xuân An nói.

Đối với quy định là tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cần quy định khi tài trợ xong phải thành tài sản công để dễ quản lý. Bên cạnh đó, nhiều quy định trong dự thảo luật vẫn còn vướng mắc, chưa rõ ràng, nhất là quy định về đấu thầu, mua sắm trang thiết bị. 

Về việc huy động nguồn lực phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong  trường hợp mà xảy ra thảm họa, sự cố thiên tai vẫn chưa được quy định trong dự thảo luật. Nếu ban soạn thảo không thiết kế quy định này sẽ khó tháo gỡ vướng mắc nếu xảy ra đại dịch tương tự như COVID-19…

Về thời điểm thông qua luật, đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng dự thảo luật còn nhiều nội dung cần tiếp tục hoàn chỉnh, còn ý kiến khác nhau. Do đó, để chuẩn bị cho thật tốt, thật chu đáo thì nên cân nhắc đến kỳ họp sau thông qua.

>>Nhiều vấn đề "nóng" tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV

>>Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở

đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP. HCM). Ảnh: QH

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP. HCM). Ảnh: QH

Trao đổi về vấn đề này, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP. HCM) đề nghị cần tổng kết, đánh giá việc tự chủ bệnh viện. Ghi nhận Dự thảo Luật lần này đã có sự tiếp thu nghiêm túc nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội.

Tuy nhiên, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng những quy định trong luật chưa giải quyết dứt điểm được vấn đề về xã hội hóa, tự chủ bệnh viện đang đặt ra trong thực tế.

Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, mục tiêu của xã hội hóa là phát huy được năng lực của cán bộ, nhân viên y tế. Nhưng hiện nay chúng ta đang loay hoay để 

Có thể bạn quan tâm

  • Hôm nay, Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội 

    03:02, 22/10/2022

  • Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu ba tư lệnh ngành

    17:27, 21/10/2022

  • Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm đấu giá biển số xe

    05:05, 21/10/2022

  • Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV: Đảm bảo chất lượng cao nhất khi thông qua các dự án luật

    09:49, 20/10/2022

  • Nhiều vấn đề "nóng" tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV

    05:34, 20/10/2022

  • Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở

    18:26, 17/10/2022

 giảm xuống mức thấp nhất giá thanh toán theo bảo hiểm y tế.

“Như vậy, khi thanh toán theo bảo hiểm y tế thấp nhất có thể thì khó đảm bảo chất lượng cao”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan bày tỏ.

Do đó, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan đề nghị cần có hoạt động tổng kết, đánh giá chính thức hoạt động tự chủ bệnh viện, cơ sở y tế để rút ra bài học, giải pháp, làm tiền đề để có những quy định sáng suốt, sát với thực tế trong các vấn đề đấu thầu thuốc, đào tạo nhân lực…

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, cần quy định rõ hơn về chức năng của các tổ chức nghề nghiệp. Trong đó, làm rõ việc giám sát, kiểm tra, cấp phép, phát huy vai trò của hội nghề nghiệp để đảm bảo nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.

“Cần đầu tư nhiều hơn nữa, tham khảo các mô hình, nâng cao cơ chế, chính sách đối với nhân lực y tế để giải quyết dứt điểm các vấn đề thực tế đã đặt ra”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Để “con thuyền” bệnh viện công không bị “đánh chìm”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO