Để dòng vốn đầu tư ra nước ngoài thành trợ lực phát triển

BẢO LOAN 03/06/2023 14:39

Trong xu thế toàn cầu hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế thế giới.

>>> Gỡ vướng thủ tục đầu tư ra nước ngoài: “Chốt chặn” rủi ro

Thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ đầu tư ra nước ngoài từ các nước đang phát triển với mục đích mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại. Nhiều nước đang phát triển như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Nam Phi… đã rất thành công trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Trong xu thế toàn cầu hóa, đầu tư trực tiếp qua nước ngoài (FDI) đã trở thành một yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế thế giới, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển, nơi thiếu vốn đầu tư và công nghệ; đồng thời, hỗ trợ giải quyết những khó khăn nội tại ở các nước phát triển, nơi đang thừa vốn, nhưng thiếu thị trường và các nguồn tài nguyên chiến lược…

Nhiều năm qua, cùng với việc đẩy mạnh thu hút FDI, Việt Nam cũng đã cho phép các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác tài sản chiến lược, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, mở rộng quan hệ cộng đồng, ngoại giao nhân dân… Từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp Viêt Nam nói riêng; đồng thời, giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng, hiệu quả vào nền kinh tế thế giới, chung tay với bạn bè quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng.

Mới đây, ông Phan Hữu Thắng – nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Chủ tịch HĐTV Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế ISC nhận định: Đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam dù đã đạt được một số thành công nhất định khi một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam tạo được dấu ấn trên thị trường quốc tế, mang lại lợi nhuận về cho đât nước như: Viettel, TH, FPT, Vinamilk… song vẫn còn nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài vì một số lý do phải giải thể hoặc dừng hoạt động.

>>> Doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến việc đầu tư ra nước ngoài

Trong khi đó, đánh giá về chặng đường hơn 2 thập kỷ đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam kể từ Nghị định số 22 vào năm 1999, ông Chu Công Phùng – nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Myanmar cho rằng: Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ so với các nước trong khu vực và chưa tương xứng với quy mô phát triển của nền kinh tế

Được biết đến là một đất nước hiện có nhiều nét tương đồng với Việt Nam vào giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế trong điều kiện bị bao vây cấm vận, Myanmar có rất nhiều tiềm năng và đang mở ra cơ hội lâu dài cho các doanh nghiệp Việt Nam đến đầu tư, dù trước mắt còn có nhiều khó khăn, trở ngại nhất định.

Theo Đại sứ Chu Công Phùng thì cơ hội đầu tư tại Myanmar có triển vọng rất sáng sủa và phía bạn cũng mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam.

Còn TS.Phan Hữu Thắng – ông cũng là Chủ tịch Hội đồng biên soạn cuốn sách “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar” cho rằng: đến lúc phải nghiên cứu sâu hơn về đầu tư ra nước ngoài (OFDI) của Việt Nam với mục tiêu cùng đạt hiệu quả trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và đẩy mạnh đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

 Còn TS.Phan Hữu Thắng – ông cũng là Chủ tịch Hội đồng biên soạn cuốn sách “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar” cho rằng: đến lúc phải nghiên cứu sâu hơn về đầu tư ra nước ngoài (OFDI) của Việt Nam với mục tiêu cùng đạt hiệu quả trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và đẩy mạnh đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

TS.Phan Hữu Thắng – Chủ tịch Hội đồng biên soạn cuốn sách “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar” cho rằng: đến lúc phải nghiên cứu sâu hơn về đầu tư ra nước ngoài (OFDI) của Việt Nam

“Đây là nhiệm vụ kép mà Việt Nam cần đạt được khi tiến hành hoạt động đầu tư quốc tế, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều bất ổn, phức tạp”, ông Thắng nhận định.

Nhận định về “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar”, Đại sứ Chu Công Phùng cho rằng: “Cuốn sách giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong mối tương quan với các quốc gia khác trên thế giới và những vấn đề cần giải quyết để tăng cường đầu tư ra nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thức XIII đã vạch ra”.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy trong 5 tháng 2023, tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài (cấp mới và điều chỉnh) đạt gần 316,4 triệu USD; trong đó có 47 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 142,7 triệu USD; 16 lượt dự án điều chỉnh với tổng vốn đầu tăng thêm gần 173,7 triệu USD.

Theo bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các hội Hữu nghị Việt Nam, với những thông tin được dày công nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và đưa vào cuốn sách “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài và tại Myanmar” sẽ rất hữu ích cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp đang mong muốn và có định hướng để đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Myanmar.

“Thông qua cuốn sách này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều thông tin bổ ích và có thể chuẩn bị được cho mình hoặc triển khai được các dự án hợp tác để sau này khi có điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác rất hiệu quả giữa Việt Nam và Myanmar,” bà Nguyễn Phương Nga nói.

>>> Đầu tư ra nước ngoài không được như kỳ vọng

Được biết, nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn tin cậy cho các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp, Hội đồng biên soạn đã tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực tế, trao đổi với các cơ quan quản lý đầu tư của Myanmar để có những nhận định, thông tin chuẩn xác nhất về môi trường đầu tư Myanmar hiện nay và tình hoạt hoạt động của các dự án đầu tư của Việt Nam tại Myanmar, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và cơ hội đầu tư tại quốc gia này.

“Mục đích xuất bản cuốn sách nhằm cung cấp những thông tin cần thiết để các cơ quan quản lý Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp đã và đang có kế hoạch đầu tư ra nước ngoài nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) đối với các nước đang phát triển như Việt Nam và thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong 24 năm qua đồng thời đưa ra các khuyến nghị với Chính phủ về định hướng và giải pháp thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước từ nay đến năm 2030,” tiến sỹ Phan Hữu Thắng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến việc đầu tư ra nước ngoài

    02:34, 12/11/2022

  • Đầu tư ra nước ngoài, TTF đang dần hiện thực hóa “giấc mơ” 1 tỷ USD

    05:00, 20/02/2022

  • Đầu tư ra nước ngoài không được như kỳ vọng

    03:00, 19/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Để dòng vốn đầu tư ra nước ngoài thành trợ lực phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO