Để kinh tế đất nước “bay qua bão dịch”

Diendandoanhnghiep.vn Việc ứng phó, ngăn chặn, kiểm soát thành công dịch COVID-19 là nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định tới ổn định vĩ mô và phục hồi kinh tế trong những tháng cuối năm 2021.

Việt Nam vẫn duy trì tốc độ sản

Việt Nam kiên định "mục tiêu kép", vừa chống dịch vừa sản xuất, kinh doanh.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 nhưng kinh tế tháng 5 và 5 tháng qua vẫn có nhiều dấu hiệu tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng công nghiệp được duy trì; nông nghiệp được mùa, thu hoạch, tiêu thụ sản tương đối tốt. Thu ngân sách đạt khá, sản xuất công nghiệp, nhất là chế biến, chế tạo tăng cao, kiểm soát lạm phát tốt nhất từ năm 2016 tới nay.

Tính lũy kế 5 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp tăng 9,9% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp thành lập mới tăng 15,4%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt 14 tỷ USD, tăng 8,8%; xuất khẩu đạt trên 130 tỷ USD, nhập khẩu trên 131 tỷ USD, nhập siêu 0,37 tỷ USD; chỉ số CPI bình quân 5 tháng tăng 1,29% so cùng kỳ năm trước; thu ngân sách nhà nước đạt gần 50% dự toán năm, tăng 15,2% so cùng kỳ...

Như vậy, có thể khẳng định, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch, thậm chí nghiêm trọng hơn những lần trước, nhưng tình hình kinh tế xã hội vẫn có nhiều kết quả tích cực.

Từ đầu năm 2021, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch COVID-19 và tình hình kinh tế-xã hội có những bước phục hồi khả quan. Trong đó, chúng ta liên tục có chính sách cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng để doanh nghiệp tiếp tục phát triển. Đồng thời, đời sống nhân dân cũng được quan tâm nên mọi hoạt động sau khi trở lại trạng thái “bình thường mới” đều được triển khai hết công suất. Từ những tín hiệu khả quan đó, Quốc hội và Chính phủ đã đồng loạt đặt ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước trong năm 2021 đồng loạt là 6.0% và 6.5%. 

Thế nhưng, từ ngày 27/4, khi xuất hiện chùm ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, Việt Nam chính thức bước vào cuộc chiến lần thứ 4 chống COVID-19. Trong đợt bùng phát dịch này, tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 nhanh hơn rất nhiều, từ những biến thể mới đến từ Ấn Độ và Anh. Bên cạnh đó, đã có sự lây nhiễm trong các khu công nghiệp và địa bàn lân cận như ở Bắc Giang và Bắc Ninh…

Đã một tháng rưỡi trôi qua, bản tin hàng ngày của Bộ Y tế vẫn thông báo hàng chục ca nhiễm/ngày, thậm chí có những ngày lên hàng trăm ca/ngày. Các ca COVID-19 đã lan rộng tới hơn 30 địa phương trong cả nước, các trường hợp lây nhiễm mới liên tục được phát hiện tại các địa phương có nền kinh tế công nghiệp ổn định khiến người ta lo ngại về sự đình trệ sản xuất, đời sống của người lao động sẽ gặp khó khăn.

Tuy nhiên, bằng chiến lược phòng, chống COVID-19 rất sáng suốt của Đảng, Nhà nước, tổ chức phòng dịch đi liền với tiếp tục sản xuất, không để chuỗi sản xuất - cung ứng bị gẫy đổ, tại thời điểm này, dù diễn biến dịch bệnh vẫn phức tạp nhưng về cơ bản chúng ta đã kiểm soát được nguồn lây trong các khu công nghiệp. Những thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn công bố trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây là minh chứng rõ ràng nhất cho bức tranh kinh tế của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm đạt khoảng 5,8%, thấp hơn 1,31 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản là 7,11% đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Bộ KH&ĐT dự báo, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm đạt khoảng 5,8%, thấp hơn 1,31 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản là 7,11% đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Bước sang tháng thứ 6, Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã đưa dự báo tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm đạt khoảng 5,8%, thấp hơn 1,31 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản là 7,11% đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP. Trong đó, dự báo kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực…

Theo đó, thu ngân sách nhà nước 6 tháng ước đạt 55,5% dự toán, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2020, xấp xỉ so với mức thực hiện cùng kỳ năm 2019. Chi ngân sách nhà nước ước đạt 43% dự toán; giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm ước đạt 34,15% kế hoạch (cùng kỳ đạt 34,85%); Sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tăng trưởng 3% và khoảng 7,8%. Sản lượng sản phẩm các ngành dệt may, gia dày, ô tô có mức tăng tốt. Nhưng sản lượng các sản phẩm điện tử dự báo chỉ đạt mức tăng thấp hoặc giảm; Tiêu dùng tiếp tục xu hướng phục hồi, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội dự báo tăng khoảng 7,1%. Khu vực dịch vụ dự báo tăng trưởng khoảng 5%.

Nhìn lại năm 2020, chúng ta hoàn toàn có thể tự hào bởi trong khó khăn của dịch bệnh COVID-19 mang tính toàn cầu, thì năm 2020 Việt Nam được thế giới coi là điểm sáng khi vừa hạn chế ở mức thấp nhất dịch bệnh và vẫn phát triển sản xuất với GDP cả nước xấp xỉ 3% trong khi phần lớn các nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, xuống mức phát triển âm. Cũng trong năm 2020, chúng ta xuất siêu hơn 19 tỷ USD. Thành công đó cho thấy chủ trương thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế của Việt Nam là rất sáng suốt.

Năm 2021, đất nước Việt Nam đối diện với thách thức mới khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh hơn, phức tạp hơn, lây lan rộng hơn. Thế nhưng, trong khó khăn ấy, Việt Nam vẫn kiên trì mức tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5%, hay thấp hơn một chút như dự báo của Bộ KH&ĐT là khoảng 5,8%.

Cho ý kiến về vấn đề này, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế và tài chính - ngân hàng cho rằng, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng chúng ta vẫn có thế mạnh trong xuất khẩu. Cụ thể, nhiều thị trường trên thế giới đang bị tác động mạnh bởi dịch bệnh nhưng nhu cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản, tiêu dùng vẫn cao. Trong khi đó, chúng ta lại mạnh về nông sản, tiêu dùng, điện tử… rất cần tiếp tục phát triển trong những tháng tới.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam cho rằng, những tín hiệu phát triển kinh tế của chúng ta 5 tháng qua là đáng mừng, nhưng quan trọng là phải duy trì được nhịp. “Chỉ cần phòng chống dịch không tốt, các hệ lụy khác sẽ nảy sinh. Ứng phó sẽ mệt hơn rất nhiều so với việc đoán trước, chuẩn bị trước để không phải chạy theo ngăn chặn”, theo ông Huân.

Và để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho rằng, chính sách hỗ trợ trong giai đoạn này cần tập trung trợ giúp, khuyến khích đầu tư nhằm vào những đối tượng, khu vực đang tạo nên dư địa tăng trưởng mới cho nền kinh tế, thay vì hỗ trợ chung chung cho tất cả các đối tượng chịu ảnh hưởng sẽ khiến nguồn lực bị phân tán, dàn trải, kém hiệu quả. Các lĩnh vực được lựa chọn khuyến khích hỗ trợ, đầu tư phải là chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, những mô hình kinh doanh mới.

Cùng với đó, phải quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, tháo gỡ các nút thắt trong thủ tục đầu tư để doanh nghiệp bứt lên nắm bắt cơ hội kinh doanh. Đặc biệt, việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp chỉ được xem là thành công, có hiệu quả khi doanh nghiệp nhận được những chính sách bằng các tác động trực tiếp và rõ ràng, công bằng. Cùng với đó, các phương án cải thiện hệ thống pháp luật và tháo gỡ các nút thắt về thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh trong tương lai cũng phải được thực hiện song hành để doanh nghiệp tìm được hướng phát triển mới…

Mặc dù dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, thế nhưng, ở tại thời điểm này, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy vẫn hoạt động. Hàng hóa nông sản tiếp tục được xuất khẩu tới nhiều thị trường. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) tiếp tục phát huy hiệu quả.

Để dập dịch COVID-19, phát triển kinh tế, toàn hệ thống Chính trị Việt Nam đã rất kiên định mới “mục tiêu kép”, đó là dồn lực dập dịch để chăm lo sức khỏe nhân dân nhưng vẫn khôi phục, phát triển kinh tế.

Và với sự ra đời của Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19, cuộc chiến chống dịch của đất nước bước vào giai đoạn mới rất quan trọng. Đó là nhanh chóng tiêm vaccine trên diện rộng để sớm đạt mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng. Cộng đồng quốc tế đánh giá, đây là hành động thực tiễn, chủ động, linh hoạt trong ứng phó với dịch bệnh. Việc đa dạng hóa nguồn vaccine bao gồm cả đầu tư, phát triển trong nước và xã hội hóa sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.

Với những gì đang diễn ra, đúng là chúng ta không được lơ là, chủ quan, nhưng cũng không được bi quan các ca nhiễm mặc dù nhiều nhưng phần lớn được phát hiện trong các khu cách ly, kinh tế dù còn khó khăn nhưng nội lực của nền kinh tế đã được củng cố. Do đó, bằng tinh thần “chống dịch như chống giặc” đã thấm nhuần vào máu của từng người dân đất Việt, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng, một ngày không xa, dịch bệnh COVID-19 sẽ được khống chế, và kinh tế đất nước có thể vững vàng “bay qua bão dịch” để đạt được mục tiêu GDP như Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Để kinh tế đất nước “bay qua bão dịch” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713258295 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713258295 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10