Đề nghị Bộ Y tế bãi bỏ quy định “bổ sung vi chất”

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp mà quy định bổ sung vi chất dinh dưỡng trong chế biến thực phẩm tại Nghị định số 09/2016/NĐ-CP còn không phù hợp với thông lệ quốc tế...

>>Quy định bổ sung muối i-ốt, sắt, kẽm vào thực phẩm làm khó doanh nghiệp

Đây là chia sẻ của bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh xoay quanh những bất cập, tồn tại nhiều năm qua của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm khi quy định “Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” (điểm a khoản 1 Điều 6 - áp dụng từ ngày 15/3/2017) và “Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” (điểm b khoản 1 Điều 6 có hiệu lực áp dụng từ ngày 15/3/2018).

- Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về quy định bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP hiện nay?

Theo tôi, đây là quy định không đúng với các khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới, có thể nói là không khoa học và thậm chí nguy hiểm, khi bắt tất cả những người đủ hoặc thừa I-ốt cũng phải ăn thực phẩm bổ sung I-ốt (do làm tăng nguy cơ bệnh cường giáp cho nhóm đối tượng này).

Việc yêu cầu bổ sung bắt buộc đối với mọi người dân và doanh nghiệp sản xuất thực phẩm là đi ngược lại nguyên tắc quản lý rủi ro, thiếu hiệu quả và không phù hợp với quốc tế. Từ đó dẫn tới, những ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, làm tăng chi phí và tăng vấn nạn cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhưng lại không hiệu quả, không phù hợp với nguyên tắc quản lý rủi ro và thông lệ quốc tế cũng như dẫn đến nguy cơ tổn hại sức khỏe cho một bộ phận người tiêu dùng.

- Cụ thể, những vướng mắc gây ảnh hướng đến doanh nghiệp ở đây là gì, thưa bà?

Như khi thực hiện quy định “Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”, doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu số lượng lớn bột mỳ từ các quốc gia khác. Trong khi, ở các nước xuất khẩu bột mỳ, không có quy định phải bổ sung sắt, kẽm, vào bột nên khi các doanh nghiệp đề nghị bổ sung thêm vi chất sắt, kẽm, thì không được nhà cung cấp chấp thuận. Vì vậy, doanh nghiệp khi nhập bột mỳ về thì phải thực hiện thêm công đoạn là bổ sung thêm vi chất sắt, kẽm, trước khi đưa vào sản xuất.

Chưa kể, trong quá trình sản xuất, một số sản phẩm làm từ bột mỳ có bổ sung sắt, kẽm, thành phẩm sẽ bị biến màu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt, tại một số thị trường xuất khẩu, khách hàng từ chối thẳng thừng sản phẩm làm từ bột mỳ có bổ sung sắt, kẽm.

Hay khi áp dụng quy định “Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” vào một số loại thực phẩm như: sản phẩm thủy sản; rau củ quả sấy khô, thịt gia cầm sấy, các sản phẩm từ ngũ cốc sấy; các loại bột gia vị, bột chế biến sẵn để làm các loại bánh ngọt... khi bổ sung vào thực phẩm và trải qua quá trình chế biến với nhiệt, ẩm và bảo quản thì I-ốt dễ dàng phản ứng với các thành phần trong thực phẩm làm các sản phẩm bị biến mùi, vị, màu sắc, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm.

Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp gia tăng chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm, mà còn khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến doanh thu, mất tiềm năng khai thác thị trường, đặc biệt làm giảm năng lực cạnh tranh quốc tế.

>>Doanh nghiệp mì gói, nước mắm lại đau đầu vì quy định bắt buộc thêm muối i-ốt

- Bà có thể cho biết rõ hơn về những tác động đến doanh nghiệp đã và đang gặp phải hiện nay?

Những tác động của các quy định thể hiện rõ qua các báo cáo đánh giá, kiểm nghiệm sản phẩm từ các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm như: Công ty CP Acecook Việt Nam, Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản, Công ty TNHH Nam Phương V.N, Công ty CP Xây dựng Công nghệ Sumimoto và Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Bột Mỳ...

Như theo tính toán của Acecook Việt Nam, tổng chi phí tăng nhân công, chi phí vệ sinh dây chuyền, chi phí ngừng sản xuất để vệ sinh theo các quy định của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP là trên 39 tỷ đồng/năm, sau 5 năm tổng chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra là trên 195 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cũng trong thời gian này, Acecook phải bỏ ra thêm gần 3,7 tỷ đồng để mua muối bổ sung I-ốt (so với sử dụng muối thông thường) và gần 52 tỷ đồng để mua bột mì bổ sung sắt và kẽm (so với sử dụng bột mì thông thường).

Trong khi, kết quả kiểm nghiệm, phân tích thành phần của mì ăn liền khi sử dụng muối có bổ sung I-ốt đều cho thấy I-ốt hoàn toàn bị mất đi sau quá trình gia nhiệt trong các công đoạn sản xuất.

- Trước thực trạng đã nêu, bà có kiến nghị gì để giải quyết những bất cập, tồn tại từ các quy định của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP?

Để nhanh chóng tháo gỡ triệt để khó khăn, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, bản thân tôi cũng như các Hiệp hội ngành chế biến thực phẩm mong Chính phủ, Bộ Y tế sớm xem xét và sửa đổi Nghị định số 09/2016/NĐ-CP, bãi bỏ các quy định “Muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt”; “Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 19/2018/NQ-CP đã ban hành.

Đồng thời, chỉ nên yêu cầu muối dùng trong nấu ăn hàng ngày và các gia vị dạng rắn như hạt nêm, viên súp gia vị… phải bổ sung I-ốt, còn đối với doanh nghiệp chế biến thực phẩm, việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm chỉ nên khuyến khích chứ không nên bắt buộc như hiện nay.

Việc bổ sung vi chất cần thiết đối với những người thiếu, tuy nhiên, việc bổ sung này phải được thực hiện một cách phù hợp, trên nguyên tắc quản lý rủi ro, vừa đảm bảo sức khỏe cho người dân, giảm tỷ lệ bệnh và thể chất yếu do thừa hoặc thiếu, nhưng không gây khó khăn cho các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung.

- Xin cảm ơn bà!

Ngày 15/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP, trong đó, tại điểm b khoản 15 Mục III Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế “Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28/01/2016 của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm theo hướng: Bãi bỏ quy định “Muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” tại điểm a khoản 1 Điều 6; bãi bỏ quy định “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại điểm b khoản 1 Điều 6. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng”. Tuy nhiên, đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa thấy Nghị định 09 được sửa đổi nội dung quan trọng trên. Thay vào đó là việc thường xuyên tổ chức lấy ý kiến các bên liên quan để báo cáo Chính phủ quyết định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề nghị Bộ Y tế bãi bỏ quy định “bổ sung vi chất” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714011968 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714011968 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10