Đề nghị tạm dừng xuất khẩu gạo: Bộ Nông nghiệp nói gì?

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Nông nghiệp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ này tập trung theo dõi, thống kê sát thực tế về tình hình sản xuất, cơ cấu, sản lượng, nguồn thóc, gạo hàng hóa theo từng chủng loại, mùa vụ

Như DĐDN đã đưa tin, Chính phủ vừa có thông báo 121 về việc đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh dịch COVID-29, trong đó, đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020.

Tổng cục Hải quan sau đó có công văn hoả tốc yêu cầu dừng cấp đăng ký, tiếp nhận và thông quan với các lô hàng của doanh nghiệp xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/3.

Điều đáng nói, ngay trong chiều cùng ngày, Bộ Công Thương có kiến nghị gửi Chính phủ cho phép tạm hoãn việc dừng xuất khẩu gạo để đánh giá lại thực tế của doanh nghiệp.

Theo báo cáo từ Bộ NN&PTNT vừa đưa ra, dự kiến kế hoạch sản xuất lúa đạt 43,5 triệu tấn thóc. Trong đó, sản lượng vụ Đông Xuân ước đạt 20,2 triệu tấn thóc, dự kiến kết thúc thu hoạch trước 30/6. 

Vụ Hè Thu, sản lượng ước đạt 11,0 triệu tấnthóc, dự kiến sẽ tập trung thu hoạch từ 15/6 - 30/9.

Vụ Thu Đông tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng ước đạt 4,2 triệu tấn thóc, diện tích gieo cấy dự kiến 750 nghìn ha, dự kiến sẽ tập trung thu hoạch từ 15/9 - 15/11/2020.  Vụ Mùa, sản lượng ước đạt 8,2 triệu tấn thóc, dự kiến sẽ tập trung thu hoạch từ 15/9 - 31/12/2020.

Trong khi sản lượng ước đạt 43,5 triệu tấn thóc thì nhu cầu tiêu dùng và dự trữ cả nước dự báo chỉ khoảng 30 triệu tấn thóc trong năm 2020. 

Trong đó, tiêu thụ của 96 triệu người * 96,6 kg gạo/người/năm = 9,27 triệu tấn gạo; Phục vụ chế biến: 7,5 triệu tấn thóc; Phục vụ chăn nuôi: 3,4 triệu tấn thóc; Dùng làm giống, giống dự phòng: 1,0 triệu tấn thóc.  Dự trữ trong nước: 3,8 triệu tấn thóc.

Như vậy, tổng tiêu dùng dự trữ trong nước là 14,26 tiệu tấn thóc.

Đối với Hà Nội, nhu cầu tiêu thụ cho người dân khu vực nội thành Hà Nội là: 5 triệu người * 96,6 kg gạo/người/năm = 483.000 tấn gạo.

Trên cơ sở đó, Bộ NN&PTNT dự báo, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 6,5-6,7 triệu tấn gạo (tương đương 13-13,4 triệu tấn thóc) năm 2020.

Thực tế, tính đến ngày 15/3, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 1,298 triệu tấn tăng 26,5% và giá trị đạt 602 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Căn cứ tình hình thực tế hiện nay, Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN&PTNT tập trung theo dõi, thống kê sát thực tế về tình hình sản xuất, cơ cấu, sản lượng, nguồn thóc, gạo hàng hóa theo từng chủng loại, mùa vụ; phối hợp với các địa phương để định hướng sản xuất, kịp thời ứng phó với các tình hình mới.

Đồng thời kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì tiếp tục theo dõi sát nhu cầu xuất nhập khẩu của các thị trường để kịp thời tận dụng tốt cơ hội từ các thị trường này, đặc biệt lưu ý theo dõi sát tình hình xuất khẩu gạo của Ấn Độ và các nước xuất khẩu gạo trong khu vực.

Phối hợp Hiệp hội lương thực và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo để đảm bảo dự trữ, lưu thông và bình ổn giá lúa gạo nội địa cũng như xuất khẩu, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề nghị tạm dừng xuất khẩu gạo: Bộ Nông nghiệp nói gì? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714225280 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714225280 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10