Chất vấn lĩnh vực giao thông vận tải: Đề nghị sớm vận hành các công trình giao thông trọng điểm

Diendandoanhnghiep.vn Đề nghị sớm đưa vào vận hành các cảng biển Cà Ná, Chu Lai, Trần Đề; tiếp tục có nhiều giải pháp quyết liệt hơn, hiệu quả hơn nữa để đến năm 2030 đạt được 5.000 km đường cao tốc.

>>5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 1): Vành đai 4 tạo động lực cho cả Bắc Bộ

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) nêu ý kiến, đồng thời kiến nghị cần đẩy nhanh triển khai một số dự án giao thông hiện đang được cử tri ở nhiều địa phương mong đợi.

Đại biểu Quốc hội Tô Ái Vang (Sóc Trăng).

Đại biểu Quốc hội Tô Ái Vang (Sóc Trăng).

Đây cũng là lĩnh vực được Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trả lời tại phiên chất vấn, vào ngày 9/6.

Nội dung sẽ là tiến độ, chất lượng và công tác phòng, chống thất thoát, lãng phí trong việc triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia, hệ thống đường cao tốc.

Công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng các công trình giao thông được đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Thực trạng và giải pháp xử lý các tồn đọng trong đầu tư, khai thác, kinh doanh các dự án giao thông theo hình thức BOT.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ trưởng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Tổng Thanh tra Chính phủ; Tổng Kiểm toán nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Đại biểu Tô Ái Vang bày tỏ mong muốn Quốc hội thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư các dự án đường vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, dự án đường vành đai 3 Tp.Hồ Chí Minh, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cần Thơ- Sóc Trăng giai đoạn 1, Khánh Hòa- Buôn Ma Thuột giai đoạn 1, Biên Hòa- Vũng Tàu giai đoạn 1.

Vì việc đầu tư các dự án trên là hết sức cấp thiết, đáp ứng mong đợi của cử tri ở các địa phương. Trong đó, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 nhằm phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển.

Dự án góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ và phù hợp với các Nghị quyết của Quốc hội khóa XV cùng Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

>>5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 5): Vành đai 3 kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ).

Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị tập trung phát triển nguồn nhân lực, khai thác đồng bộ hạ tầng giao thông. Đại biểu cho biết, trong thời gian qua có nhiều quyết định quan trọng đối với Đồng bằng sông Cửu Long được Đảng, Quốc hội, Chính phủ ban hành như Nghị quyết số 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết 45/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.

Tuy nhiên, để phát triển hiệu quả hạ tầng giao thông của khu vực này, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục có thêm các chương trình, các cơ chế chính sách phù hợp để vùng có thể khai thác đồng bộ hạ tầng giao thông.

Còn đại biểu Nguyễn Duy Thanh (Cà Mau) cho rằng, cần thiết đầu tư phát triển vận tải đường thủy nội địa. Đại biểu Nguyễn Duy Thanh khẳng định, vận chuyển qua đường thủy có nhiều ưu điểm, như chi phí vận chuyển rẻ hơn so với đường bộ truyền thống; vận chuyển được nhiều loại hàng hóa, hàng cồng kềnh với khối lượng lớn.

>>5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 4): Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thuộc Chương trình phục hồi kinh tế

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Thanh (Cà Mau).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Thanh (Cà Mau).

Tuyến đường di chuyển thông thoáng, thời gian kiểm soát rút ngắn, năng lực vận chuyển cao nên hàng hóa lưu thông nhanh sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành hệ thống logistics, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị Chính phủ tiếp tục có chính sách ưu tiên để phát triển giao thông đường thủy nội địa nhằm tận dụng ưu thế, điều kiện tự nhiên của quốc gia, phát triển giao thông đường thủy phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Đại biểu cũng đề nghị cần kết nối đường thủy nội địa với các cảng biển lớn của cả nước, tăng đầu tư cho cảng thủy, nội địa, cấp giấy phép cho thành phần kinh tế tư nhân tham gia đăng kiểm phương tiện thủy nội địa như đường bộ, để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

Ngoài ra, đại biểu cũng chỉ rõ, Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Do đó, đề nghị đẩy nhanh triển khai các dự án cảng sông, các cầu vượt sông theo chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định này.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chất vấn lĩnh vực giao thông vận tải: Đề nghị sớm vận hành các công trình giao thông trọng điểm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711660757 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711660757 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10