Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp đề nghị sớm ban hành chính sách để DNNN sớm tiếp cận các nguồn vay ưu tiên cho các dự án điện, năng lượng dầu khí, các lĩnh vực ưu tiên.
>>>Vietnam Airlines đề xuất Chính phủ "kiểm soát vĩ mô ngành hàng không"
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với DNNN có chủ đề trọng tâm là "Tiếp tục đổi mới, nâng cao hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội", ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp nhấn mạnh, Ủy ban được thành lập xuất phát từ những yêu cầu của thực tế, hiện đang quản lý 19 tập đoàn tổng công ty nắm giữ 2 triệu tỷ, chiếm 65% vốn nhà nước.
“Tách bạch vai trò quản lý vốn nhà nước và vai trò sở hữu, tiến hành tổ chức quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn”, ông Hoàng Anh nhấn mạnh.
Để phát huy vai trò của DNNN mà trọng tâm là 19 Tập đoàn, Tổng công ty, Uỷ ban đã chỉ đạo các 19 Tập đoàn, Tổng công ty tập trung thưc hiện các dự án lớn như dự án Cảng hàng không Long Thành, Cảng nước sâu Lạch Huyện, Dự án khí Cá Voi Xanh, dự án khí Lô B, dự án nhà máy điện lớn, nhà máy lọc dầu Dung Quất….
“Trên cơ sở kinh nghiệm của các Tập đoàn, Tổng công ty, chúng tôi cũng đề nghị doanh nghiệp tập trung nghiên cứu thúc đẩy dự án có tính lan toả, dẫn dắt, thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội trong các lĩnh vực cảng biển, hàng không, năng lượng, công nghệ, logistics vùng….”, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Uỷ ban cũng khẩn trương rà soát giãn hoãn các dự án chưa hiệu quả, chưa trọng điểm, tập trung vào các dự án có vai trò quan trọng cho nền kinh tế, tác động lớn.
“Chúng tôi cũng tập trung tham mưu xử lý nhanh các dự án chậm tiến độ, giải ngân kém làm sao thu hồi vốn nhà nước, giảm thiểu thiệt hại. Chúng tôi cũng quan tâm nhiều công tác quy hoạch cán bộ, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, ông Hoàng Anh nhấn mạnh.
>>>Xốc lại "quả đấm thép" của nền kinh tế
>>>Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp Nhà nước
Với tinh thần đó, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ sớm ban hành cơ chế cụ thể về phần thu từ cổ phần hoá, tái cơ cấu doanh nghiệp cho doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động đầu tư phát triển, hạn chế sử dụng chi thường xuyên.
Nghiên cứu hình thành quỹ đầu tư phát triển chung của Chính phủ, sử dụng cho dự án đầu tư trọng điểm. Cổ tức lợi nhuận sau thuế của DNNN được sử dụng một phần cho đầu tư cho phát triển.
Đề nghị sớm ban hành chính sách để DNNN sớm tiếp cận các nguồn vay ưu tiên cho các dự án điện, năng lượng dầu khí, các lĩnh vực ưu tiên.
Đề nghị phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp. “Khi cổ phần hoá thực hiện theo phương thức giữ nguyên phần vốn nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu để thu hút thêm nguồn lực cho phát triển doanh nghiệp”, ông Hoàng Anh nhấn mạnh.
Với các dự án quy mô lớn và có tầm quan trọng liên quan nhiều ngành nhiều tập đoàn tổng công ty, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp đề xuất cho nghiên cứu cơ chế hợp vốn để thực hiện được hiệu quả, nâng cao tính đồng bộ.
Các dự án nhà nước giao thực hiện theo phương án nhà nước đặt hàng, trường hợp dự án có tính dẫn dắt, mở đường hoặc chưa rõ hiệu quả mà các thành phần khác không tham gia đề nghị giao các Tập đoàn Tổng công ty thực hiện theo hướng ứng ứng vốn trước, thu sau khi dự án vận hành đảm bảo doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tư, theo dõi riêng với dự án đó.
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp cũng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước đơn giản hoá thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp phép đầu tư.
Uỷ ban cũng mong muốn quyết tâm phân cấp mạnh mẽ cho các tập đoàn tổng công ty, đây là yếu tố quan trọng tháo gỡ nhiều nút thắt gíup doanh nghiệp chủ động.
Đề nghị các ngành sớm ban hành các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực để Ủy ban có cơ sở pháp lý để thẩm định phát triển dự án đầu tư của Tập đoàn, Tổng công ty.
Đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, ông Hoàng Anh cũng đề nghị có quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp. Thực hiện thanh kiểm tra dự án ngay từ giai đoạn đầu, kết hợp kiểm tra thanh tra. Nhiều dự án khi xử ra sự việc mới xử lý cán bộ sau khi đã mất vốn mất tiền, do đó, đề nghị thanh tra sớm tránh rủi ro thất thoát.
Có thể bạn quan tâm
10:18, 24/03/2022
09:31, 24/03/2022
09:29, 24/03/2022