Đề xuất tăng 10% “giá sàn” bốc dỡ container: Còn nhiều lo lắng!

THY HẰNG 02/09/2023 00:25

Trong khi doanh nghiệp cảng biển cho biết chi phí tăng cao do đó ủng hộ việc tăng giá sàn bốc dỡ container thì đã có những lo lắng từ doanh nghiệp chủ hàng.

>>>Vì sao cần tăng giá bốc dỡ container tại cảng biển?

Tại dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 54/2018 của Bộ GTVT ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ tàu lai dắt tại cảng biển Việt Nam đang được Cục Hàng hải Việt Nam lấy ý kiến, giá sàn xếp dỡ cảng biển tại các nhóm các biển có sự thay đổi đáng kể.

Đối với khung giá bốc dỡ container xuất nhập khẩu, Cục Hàng hải Việt Nam đề xuất điều chỉnh “giá sàn” tăng 10% so với khu vực I do mức giá tại khu vực này thấp nhất cả nước.

Đối với khung giá bốc dỡ container xuất nhập khẩu, đề xuất điều chỉnh “giá sàn” tăng 10% so với khu vực I do mức giá tại khu vực này thấp nhất cả nước.

Tăng 10% và khung riêng cho cảng biển nước sâu

Đáng lưu ý, dự thảo đề xuất tăng giá dịch vụ bốc dỡ container với cả hàng hoá nội địa và xuất nhập khẩu. Cụ thể, khung giá dịch vụ bốc dỡ container nội địa được đề xuất theo mức giá 234 đồng - 384 nghìn đồng/container 20 feet có hàng, từ 395 - 564 nghìn đồng/container 40 feet. Mức giá này tăng khoảng 26 đồng - 60 nghìn đồng so với mức giá cũ.

Đối với khung giá bốc dỡ container xuất nhập khẩu, Cục Hàng hải Việt Nam đề xuất điều chỉnh “giá sàn” tăng 10% so với khu vực I do mức giá tại khu vực này thấp nhất cả nước.

Cụ thể, mức giá sàn đề xuất tăng khoảng 3-5 USD so với giá cũ là 36 USD/container 20 feet (63 USD/container 40 feet) có hàng cho tác nghiệp tàu (sà lan) - bãi cảng và 32 USD/container 20 feet (57 USD/container 40 feet) có hàng cho tác nghiệp tàu (sà lan) - sà lan/ô tô tại bãi cảng.

Dự thảo cũng đề xuất tăng giá dịch vụ xếp dỡ container tại cảng biển nhóm IV và nhóm V với mức điều chỉnh tăng 10% so với mức giá cũ. Trong đó, hai nhóm cảng biển này chỉ điều chỉnh tăng khung giá tối thiểu tàu - bãi, không điều chỉnh giá tối đa.

Đáng chú ý, dự thảo Thông tư có quy định riêng về giá dịch vụ bốc dỡ container cho nhóm cảng biển nước sâu (Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải) với mức điều chỉnh tăng 10%.

Với giá dịch vụ bốc dỡ container nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập, tái xuất tại các cảng nước sâu, mức giá đạt từ 57 - 66 Usd/container 20 feet và 85-97 USD/container 40 feet.

Với dịch vụ bốc dỡ container quá cảnh, trung chuyển, mức giá bốc dỡ đề xuất là 35-40 USD/container 20 feet và 51-58 USD/container 40 feet có hàng, dành cho tác nghiệp bốc dỡ hàng từ tàu (sà lan) - bến cảng.

Đặc biệt, để khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiên liệu sạch theo chủ trương của Chính phủ và để tập trung phát triển cảng container nước sâu, Cục Hàng hải đề xuất bổ sung cơ sở tính giá dịch vụ bốc dỡ container.

Trong đó, với cảng có trang thiết bị bốc, dỡ, vận chuyển container sử dụng nhiên liệu sạch hoặc sử dụng điện bờ để cấp cho tàu biển, hoặc sử dụng điện tham gia hành lang vận tải xanh quốc tế, được tính giá dịch vụ bốc dỡ container bằng 110% mức giá quy định.

Với cầu, bến cảng được công bố đón tàu container có trọng tải từ 160.000 DWT trở lên, doanh nghiệp được phép áp dụng khung giá dịch vụ bốc dỡ container bằng 110% khung giá quy định.

>>>Chưa điều chỉnh phí bốc dỡ container để "tiếp sức" cho doanh nghiệp

>>>Nghịch lý phí bốc dỡ container tại cảng: Trái với chỉ đạo của Chính phủ

Còn nhiều ý kiến trái chiều

Chia sẻ với DĐDN, ông Vũ Hồng Hùng, Giám đốc Công Ty TNHH MTV Cảng Tân Cảng – Cái Mép Thị Vải (TCTT) nhận định, khung giá xếp dỡ container xuất nhập khẩu hiện hành theo Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT đối với khu vực Cái Mép – Thị Vải hiện đang chưa phản ảnh được hết những chi phí khai thác của doanh nghiệp cảng biển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đồng thời cũng thấp hơn so với các cảng trong khu vực Đông Nam Á. Điều này dẫn đến việc các cảng biển tại khu vực Cái Mép – Thị Vải sẽ có sự thiếu hụt về nội lực cũng như sức cạnh tranh ngoại lực đối với các cảng biển trong khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Trong khi doanh nghiệp cảng biển cho biết chi phí tăng cao do đó ủng hộ việc tăng giá sàn bốc dỡ container thì đã có những lo lắng từ doanh nghiệp chủ hàng.

Trong khi doanh nghiệp cảng biển cho biết chi phí tăng cao do đó ủng hộ việc tăng giá sàn bốc dỡ container thì đã có những lo lắng từ doanh nghiệp chủ hàng.

Về dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT đang được Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến, Giám đốc TCTT nhận định, đây là một động thái rất tích cực sau 5 năm ban hành và áp dụng Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT để giúp các doanh nghiệp cảng biển có cơ chế mới trong việc đàm phán với các khách hàng Hãng tàu sát với thực trạng cung cấp dịch vụ cảng biển hiện nay.

“Chính vì vậy, Bộ Giao thông vận tải cần đẩy nhanh việc thông qua dự thảo này và đưa Thông tư mới vào thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể, để các doanh nghiệp cảng biển có đủ thời gian thương thảo với các Hãng tàu trước khi thực hiện lộ trình tăng đơn giá theo tinh thần của dự thảo thông tư”, ông Vũ Hồng Hùng nhấn mạnh.

Trên thực tế, khung giá dịch vụ bốc dỡ container được Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT là nhằm khắc phục sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cảng biển để thu hút các hãng tàu. Khung giá bao gồm giá tối thiểu và tối đa với biên độ chênh lệch 20-40%, nhưng gần như, tất cả doanh nghiệp cảng biển trên cả nước đều đang áp dụng giá tối thiểu quy định do vẫn tồn tại sự cạnh tranh về giá bốc dỡ để thu hút nguồn hàng vào cảng và do năng lực đàm phán với các hãng tàu còn yếu.

Một số chuyên gia cảnh báo, giá bốc dỡ container chiếm phần lớn trong cơ cấu phí THC (giá mà hãng tàu thu của khách hàng xuất nhập khẩu để chi trả chi phí tại cảng), được xem là căn cứ để hãng tàu nước ngoài xác định phí THC, trong khi sự chênh lệch giữa giá dịch vụ bốc dỡ container và giá THC là rất lớn. Do đó, cũng là có căn cứ khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lo ngại việc tăng gía sàn dịch vụ bốc dỡ container sẽ là cái “cớ” để các hãng tàu tăng phí THC làm tăng chi phí và giảm cạnh tranh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

"Khi tăng giá sàn bốc dỡ container chúng ta phải kiểm soát tránh việc hiệu ứng domino hãng tàu tăng giá THC, áp lực bị đè nặng lên doanh nghiệp chủ hàng", chuyên gia khuyến nghị.

Tại lần đề xuất tăng giá dịch vụ bốc dỡ container trước đó vào năm 2022 cũng được Chính phủ quyết định chưa xem xét điều chỉnh do những lo ngại có thể tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực. 

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao cần tăng giá bốc dỡ container tại cảng biển?

    11:00, 26/03/2023

  • Chưa điều chỉnh phí bốc dỡ container để "tiếp sức" cho doanh nghiệp

    00:19, 06/04/2022

  • Nghịch lý phí bốc dỡ container tại cảng: Nhìn từ Singapore

    11:00, 18/06/2021

  • Nghịch lý phí bốc dỡ container tại cảng: Ai hưởng lợi?

    15:53, 17/06/2021

  • Nghịch lý phí bốc dỡ container tại cảng: Trái với chỉ đạo của Chính phủ

    11:00, 17/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đề xuất tăng 10% “giá sàn” bốc dỡ container: Còn nhiều lo lắng!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO