Đề xuất thành lập Trung tâm logistics "gỡ khó" cho nông sản Sơn La

Diendandoanhnghiep.vn VLA đề xuất xây dựng và phát triển Trung tâm Logistics tại khu cửa khẩu quốc gia Lóng Sập - huyện Mộc Châu nhằm tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp nông nghiệp.

>>>Sơn La thu hút nhà đầu tư hiện thực khát vọng “trung tâm chế biến nông sản Tây Bắc”

Chia sẻ tại Hội nghị “Định hướng phát triển logistics trong tiêu thụ nông sản tỉnh Sơn La”, ông Lộc Mậu Triển, Giám đốc Cty CP nông nghiệp Chiềng Sung nhấn mạnh, dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại, đóng một vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Sơn La, các hoạt động về logistics còn bị hạn chế bởi nhiều vấn đề do đó, gây phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

Sơn La là địa phương sản xuất nông sản cao nhất tại phía Bắc.

Sơn La là tỉnh có sản lượng hoa quả lớn nhất miền Bắc, đồng thời có định hướng trở thành "trung tâm chế biến nông sản của Tây Bắc".

Đồng quan điểm, đại diện cho Hiệp hội quốc gia, ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) nhận định, Sơn La có số lượng và quy mô doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics còn hạn chế; chưa có các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp theo chuỗi liên hoàn, khép kín từ khâu đóng gói, vận chuyển, tập kết, bốc dỡ hàng hóa, làm thủ tục thông quan, lưu kho... nên hàng nông sản tươi số lượng lớn của tỉnh đa số phải thuê các doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp từ các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh.

Đối với dịch vụ vận tải, các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải, giao nhận kho vận tại Sơn La hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ. Không ít công ty vốn đăng ký chỉ một vài trăm triệu đồng, hoạt động tản mạn, manh mún.

ông Lộc Mậu Triển, Giám đốc Cty CP nông nghiệp Chiềng Sung.

ông Lộc Mậu Triển, Giám đốc Cty CP nông nghiệp Chiềng Sung.

“Tỉnh chưa có trung tâm logistics, hệ thống kho mát, kho lạnh, để sơ chế, chế biến đóng gói hàng hóa cuất nhập khẩu. Nhân sự cung cấp cho hoạt động logistics trên địa bàn còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Trên địa bàn có Trường Đại học Tây Bắc nhưng cũng chưa có chuyên ngành đào tạo về logistics”, ông Đào Trọng Khoa nhấn mạnh.

Từ thực tế này, VLA đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Sơn La. Cụ thể, triển khai xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động nâng cao năng lực và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025.

Thứ hai, nâng cấp kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển dịch vụ logistic. Trong đó, hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất địa phương gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, cảng cạn, trong một tổng thể thống nhất có sự liên kết vùng với các tỉnh lân cận như Điện Biên, Hoà Bình, Phú Thọ, Lai Châu.

 

Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải, các tuyến đường đến trung tâm xã, các đường vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đường nội bộ các khu sản xuất nông nghiệp, các tuyến đường bộ kết nối với các Cảng, bến thủy nội địa, các tuyến trục chính đến cửa khẩu để rút ngắn thời gian và giảm chí phí và tạo điều kiện dễ dàng cho lưu thông hàng hóa nông sản... đặc biệt là tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu để rút ngắn quãng đường từ Sơn La đi Cảng Hải Phòng ( Hiên nay, khoảng 13h ) đi Sân Bay Nội Bài ( khoảng 10h).

Đồng thời, thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực xây dựng và phát triển Trung tâm Logistics tại khu cửa khẩu quốc gia Lóng Sập - huyện Mộc Châu nhằm tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp xuất khẩu sang Lào.

Hội nghị “Định hướng phát triển logistics trong tiêu thụ nông sản tỉnh Sơn La” có sự tham gia của lãnh đạo tỉnh Sơn La, lãnh đạo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp logistics, xuất nhập khẩu.

Hội nghị “Định hướng phát triển logistics trong tiêu thụ nông sản tỉnh Sơn La” có sự tham gia của lãnh đạo tỉnh Sơn La, lãnh đạo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp logistics, xuất nhập khẩu.

“Thành lập trung tâm logistics nhằm mục đích tập trung hàng xuất khẩu và phân phối hàng nhập khẩu. Tỉnh cần xây dựng một mạng lưới phân phối giữa chủ hàng, công ty giao nhận, hệ thống chi nhánh, nơi phân phối cuối cùng. Qua đó, Sơn La kỳ vọng trở thành trung tâm cốt lõi nội vùng, cùng với các địa phương khác trong khu vực Tây Bắc hình thành cực phát triển, là cầu nối với các vùng kinh tế năng động, phấn đấu trở thành trung tâm logistics nông sản của vùng Tây Bắc trong tương  lai”, Phó Chủ tịch VLA đề xuất.

>>>Câu chuyện xuất khẩu nông sản: “Xuất ngoại” mía và khát vọng vươn tầm

>>>“Gỡ bí” cho nông sản Việt

Khuyến khích đầu tư kho bãi, đặc biệt là kho mát để bảo quản hàng nông sản, ICD, các trung tâm sơ chế, đóng gói và bảo quản nông sản, các trung tâm sấy, chiếu xạ, khử trùng, các điểm tập kết xe tải, container, các thiết bị nâng hạ xếp dỡ container. Đầu tư trang thiết bị, soi chiếu xạ, kiểm tra, đo lường và kiểm định phương tiện phục vụ hoạt động logistics.

Lãnh đạo VLA đề xuất Sơn La thành lập trung tâm logistics nhằm mục đích tập trung hàng xuất khẩu và phân phối hàng nhập khẩu.

Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam Đào Trọng Khoa đề xuất Sơn La thành lập trung tâm logistics nhằm mục đích tập trung hàng xuất khẩu và phân phối hàng nhập khẩu.

Thứ ba, Lãnh đạo VLA đặc biệt nhấn mạnh tới việc nâng cao năng lực các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Trong đó, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics của địa phương tham gia các sự kiện, triển lãm, hội thảo logistics tại trong và ngoài nước.

Khuyến khích, từng bước tích hợp sâu dịch vụ logistics với các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp để tạo thành chuỗi lưu thông hàng hóa linh hoạt, rút ngắn thời gian, chi phí giao nhận nguyên vật liệu và sản phẩm.

Hội nghị “Định hướng phát triển logistics trong tiêu thụ nông sản tỉnh Sơn La” tổ chức ngày 8/4.

Hội nghị “Định hướng phát triển logistics trong tiêu thụ nông sản tỉnh Sơn La” tổ chức ngày 8/4.

Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động logistics. “Cũng như hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị đối với các cơ sở chế biến hiện có, góp phần đưa giá trị sản phẩm nông sản chế biến tham gia xuất khẩu”, ông Đào Trọng Khoa nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch VLA cũng đề cập tới giải pháp phát triền nguồn nhân lực chuyên môn cao để phát triên dịch vụ logistics. Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ và tối ưu khả năng truy xuất.

“Hiệp hội VLA cùng vơi Bộ Công thương sẽ hỗ trợ Tỉnh trong việc hình thành Hiệp hội logistics địa phương khi có yêu cầu qua đó thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong Tỉnh và làn tham mưa cho Tỉnh trong chính sách phát triển dịch vụ logistics của Tỉnh gắn với liên kết khu vực”, Lãnh đạo VLA đề xuất.

Ở góc độ doanh nghiệp địa phương, gửi kiến nghị đến lãnh đạo tỉnh Sơn La, ông Lộc Mậu Triển đưa ra hai kiến nghị, mong muốn tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông từ trung tâm xã đến các khu vùng trồng nguyên liệu tập trung và hệ thống đường nội đồng.

“Điều này nhằm giảm thời gian vận chuyển nông sản và hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm từ khi thu hoạch đến khi chế biến và tiêu thụ”, ông Triển nêu.

Trên thực tế, giao thông là huyết mạch nền kinh tế, là tiền đề để phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ nói chung và ngành logistics nói riêng.

Do đó, việc cần tiếp tục cải tạo và nâng cấp hạ tầng giao thông đường bộ, ưu tiên các tuyến trọng yếu, các tuyến đường dẫn tới các cửa khẩu, vùng nguyên liệu chính của tỉnh là hết sức cần thiết. Đẩy nhanh tiến độ việc đầu tư xây dựng tuyến Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu nhằm rút ngắn thời gian và chi phí vận tải hàng hóa.

Kiến nghị thứ hai, ông Triển mong được hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xuất khẩu nông sản về các thủ tục pháp lý giúp giảm thời gian thông quan và đảm bảo chất lượng nông sản khi xuất khẩu 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất thành lập Trung tâm logistics "gỡ khó" cho nông sản Sơn La tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713408185 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713408185 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10