Dệt may được xem là ngành sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) khi lộ trình giảm thuế được hoàn tất.
EU cũng là thị trường lớn thứ hai của ngành dệt may trong năm trước.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, dệt may cũng có thể gặp bất lợi nhất định. Trong thời gian chờ thuế được giảm về 0% theo lộ trình của EVFTA các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ không còn được hưởng mức thuế GSP mà phải chuyển sang chịu mức thuế MFN cao hơn. Cụ thể, sau khi EVFTA có hiệu lực, GSP sẽ tự động chấm dứt, các mức thuế nhập khẩu đối với hàng may mặc sẽ giảm dần đều xuống 0% tính từ mức MFN (khoảng 12%) theo lộ trình 3-7 năm. Ngoài ra, bản thân các nhóm sản phẩm dệt may được EU cam kết loại bỏ thuế ngay cũng là các sản phẩm mà Việt Nam hiện ít gia công hoặc xuất khẩu vào EU.
Để doanh nghiệp dệt may có thể tối đa hóa lợi ích từ EVFTA, các cơ quan liên quan cần có chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt và công nghiệp phụ trợ ngành dệt may nhằm cung cấp nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp may – cắt. Đồng thời có cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp các quy định pháp luật cũng như thông tin các thị trường tiềm năng trong EU.
Thy Hằng ghi