“Điểm chạm” kết nối

HUYỀN TRANG thực hiện 22/06/2021 14:30

Tự đặt cho mình sứ mệnh của “Người kết nối”, Diễn đàn Doanh nghiệp đang góp phần xây dựng sự gắn kết của các vùng kinh tế - xã hội trên cả nước phát triển.

Diễn đàn Đầu tư phát triển Vùng Trung du và miền núi phía Bắc được chúng tôi kỳ vọng như vậy...

 Diễn đàn

Diễn đàn "Đầu tư phát triển Vùng Trung du và miền núi phía Bắc" tổ chức tại tỉnh Phú Thọ chiều ngày 20/4/2021.

Càng trong lúc khó khăn doanh nghiệp càng rất mong những giải pháp cụ thể để giải quyết bài toán liên kết nội vùng và liên kết liên vùng, đặc biệt với những “vùng trũng” như Trung du và miền núi phía Bắc.

Doanh nghiệp kỳ vọng

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần May 10 chia sẻ, dù cơ sở hạ tầng của Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc ngày càng thuận lợi nhưng còn rất nhiều trở ngại cho đầu tư phát triển mà chi phí logicstic chỉ là một trong số đó.

Không chỉ có May 10, CTCP Phúc Sinh, năm 2018 đã tiên phong đầu tư nhà máy sản xuất cà phê Arabica đầu tiên ở Sơn La. Phúc Sinh có trụ sở tại TP HCM đã từng rất băn khoăn khi đầu tư tại vùng này. Bởi với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp là chuyện di chuyển hàng hóa đến cảng, thông quan, xuất ra thị trường quốc tế là những công việc phải tính toán từ đầu. Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty này chỉ có một ao ước: Hải Phòng và Sơn La sớm có đường bay.

Chia sẻ của ông Thông, ông Việt là mơ ước của doanh nghiệp về giá trị kết nối hữu hình, kéo gần mọi khoảng cách trong nội vùng kinh tế, đến liên vùng kinh tế. Điều mà bất kì nền kinh tế nào, cũng đã ý thức sâu sắc giá trị của nó.

Cơ sở hạ tầng là điều đầu tiên để tạo nền hợp lực, tạo “sức mạnh bó đũa” như quan điểm của Lãnh đạo VCCI tại nhiều kỳ Diễn đàn Kinh tế vùng thường niên mà Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức. Tại diễn đàn lần này, định hướng phát triển vùng đã được chỉ rõ đó là: “Định hướng phát triển vùng được chỉ rõ là, tập trung bảo vệ, khôi phục rừng, nhất là rừng đầu nguồn và có chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với người trồng rừng, giữ rừng. Đồng thời, phát triển lâm nghiệp bền vững, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản; phát triển hiệu quả các cơ sở khai thác gắn với chế biến sâu các loại khoáng sản”.

 Công ty Phúc Sinh có trụ sở tại TP HCM đã tiên phong đầu tư nhà máy sản xuất cà phê Arabica ởp/Sơn La.

Công ty Phúc Sinh có trụ sở tại TP HCM đã tiên phong đầu tư nhà máy sản xuất cà phê Arabica ở Sơn La.

Chính quyền hành động

Lắng nghe những băn khoăn của doanh nghiệp, với sứ mệnh của mình, Diễn đàn Doanh nghiệp đã biến điều đó thành hành động – bằng Diễn đàn Đầu tư phát triển Vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Đáp lại những nguyện vọng của doanh nghiệp, ở góc độ địa phương, các Bí thư, Chủ tịch của 14 tỉnh đều có những cam kết mà như doanh nghiệp nhận xét “thật sự có ích bởi đó là những trải nghiệm gan ruột, những trăn trở muốn tỉnh mình, vùng mình vươn khỏi top nghèo”.

Ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ chia sẻ: Phú Thọ đang phối hợp với các tỉnh bạn tập trung chỉ đạo hoàn thiện hệ thống giao thông kết nốt với hệ thống giao thông quốc gia và các dự án trọng điểm, khu du lịch dịch vụ của tỉnh để từ đó lan tỏa toàn vùng.

Đồng tình, ông Vừ A Bằng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên khuyến nghị: các tỉnh trong vùng cần tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương để bổ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Để Vùng ngày càng phát triển, PGS, TS Nguyễn Hồng Sơn – Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng có năm điểm cần chú trọng. Thứ nhất đó là thực hiện tốt công tác quy hoạch với tư duy chủ đạo về vùng. Thứ hai là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Thứ ba là có các cơ chế chính sách thu hút đầu tư ứng dụng học công nghệ đào tạo nguồn nhân lực. Thứ tư là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thứ năm là cần sớm có mô hình Hội đồng vùng.

Tin rằng, chuyện về thiếu liên kết chuỗi của các địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc sẽ đổi khác trong tương lai không xa.

Có thể bạn quan tâm

  • Lai Châu: Đẩy mạnh giải phóng mặt bằng Dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc

    22:42, 18/05/2021

  • Doanh nghiệp cần nhiều chính sách hỗ trợ khi đầu tư vào vùng Trung du và miền núi Phía Bắc

    04:12, 05/05/2021

  • PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn: 6 nhóm vấn đề cần làm rõ để phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc

    11:00, 26/04/2021

  • Tìm hướng đi mới trong đầu tư phát triển Vùng Trung du và miền Núi phía Bắc

    15:21, 22/04/2021

  • Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Môi trường kinh doanh vùng có nhiều cải thiện

    18:13, 20/04/2021

  • Đầu tư phát triển Trung du và Miền núi phía Bắc: Gợi mở từ chuyên gia, các nhà quản lý

    17:23, 20/04/2021

  • Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Cần không gian liên kết để phát triển

    17:20, 20/04/2021

  • Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Thu hút đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng

    17:00, 20/04/2021

  • Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Ba giải pháp để Tuyên Quang bứt phá

    16:49, 20/04/2021

  • Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Tận dụng lợi thế rừng để phát triển kinh tế

    16:00, 20/04/2021

  • Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Tập trung 5 giải pháp

    15:55, 20/04/2021

  • Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc

    15:48, 20/04/2021

  • Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Tận dụng lợi thế rừng để phát triển kinh tế

    15:30, 20/04/2021

  • Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: 6 nhóm vấn đề cần làm rõ

    15:20, 20/04/2021

  • Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Phú Thọ cần làm gì để phát huy tiềm năng?

    15:01, 20/04/2021

  • Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Giá trị cộng hưởng từ liên kết vùng

    14:30, 20/04/2021

  • [TRỰC TIẾP] Diễn đàn: Đầu tư phát triển Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc

    13:45, 20/04/2021

  • Đầu tư phát triển vùng Trung Du và miền núi phía Bắc: Thể chế đi trước...

    04:30, 20/04/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Điểm chạm” kết nối
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO