“Điểm sáng” trong bức tranh kinh tế TP. HCM

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, TP. HCM đã nỗ lực khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với những gam màu sáng về thu hút đầu tư và xuất khẩu hàng hoá.

Vốn đầu tư tăng 86,04%

Theo đại diện Ban quản lý các KCX – KCN TP. HCM (HEPZA), tổng vốn đầu tư TP. HCM thu hút từ đầu năm đến nay (kể cả cấp mới và điều chỉnh) đạt 117,76 triệu USD, tăng 86,04% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, tập trung tăng mạnh ở 11 dự án điều chỉnh vốn tăng thêm 60,51 triệu USD, tăng gấp 14 lần so với cùng kỳ năm 2019. Có 6 dự án cấp mới với vốn đầu tư đăng ký 5,48 triệu USD, giảm 74,25% so với cùng kỳ năm 2019. Dù giảm nhưng trong cơ cấu đầu tư mới, vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt tăng mạnh.

Cụ thể, tổng vốn đầu tư trong nước đạt 51,77 triệu USD, tăng 37,27% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, cấp mới 13 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 37,76 triệu USD, tăng 26,55%. Ngoài ra, có 12 dự án điều chỉnh tăng 14,02 triệu USD, tăng 77,98%.

4 tháng đầu năm 2020, tổng vốn đầu tư TP. HCM thu hút từ đầu năm đến nay (kể cả cấp mới và điều chỉnh) đạt 117,76 triệu USD, tăng 86,04% so với cùng kỳ năm 2019.

Tổng vốn đầu tư TP. HCM thu hút từ đầu năm đến nay (kể cả cấp mới và điều chỉnh) đạt 117,76 triệu USD, tăng 86,04% so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, nếu so sánh với tình hình thu hút đầu tư chung của cả nước, bao gồm vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,5 tỷ USD (giảm 23,6% so với cùng kỳ năm 2019), thì tình hình thu hút đầu tư tại các KCX-KCN của TP. HCM có tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được HEPZA lý giải là việc tăng vốn này chủ yếu đã có kế hoạch từ trước.

Nhận định về diễn biến này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, dù kinh tế thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng và khó dự đoán bởi dịch Covid-19, nhưng Việt Nam hiện là nước được xem là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư trong phòng chống dịch Covid-19.

Trên thực tế, từ cuối năm 2019, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư tại TP. HCM, thành phố đã thực hiện rà soát lại thực trạng hoạt động, cũng như khả năng tiếp nhận doanh nghiệp của các KCX-KCN.

Theo số liệu từ Sở Công thương TP.HCM, tính đến nay thành phố có 17 KCX-KCN trong tổng số 19 KCX-KCN được thành lập đã đi vào hoạt động, với diện tích đất cho thuê đạt gần 1.800ha/tổng số hơn 2.500ha đất công nghiệp, đạt tỷ lệ lấp đầy 68,4%.

Ngoài ra, thành phố đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư mới KCN Vĩnh Lộc 3 tại huyện Bình Chánh rộng khoảng 200ha, mở rộng KCN Hiệp Phước giai đoạn 3 với diện tích tăng thêm là 392,89ha. Theo quy hoạch đến cuối năm nay, thành phố sẽ có 23 KCX-KCN tập trung với tổng diện tích 5.797,62ha. 

Xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan TP. HCM, cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của doanh nghiệp qua các cửa khẩu đều có mức tăng trưởng tốt trong 4 tháng đầu năm 2020.

Theo đó, tính đến ngày 15/4/2020, kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu TP. HCM đạt 15,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ đạt 14,26 tỷ USD).

Trong quý I, TP. HCM duy trì dẫn đầu cả nước về xuất khẩu với tổng giá trị là 10,5 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2019 và đóng góp tới 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Trong tháng 4/2020, lượng hàng hoá xuất khẩu qua các cửa khẩu TP. HCM tiếp tục tăng trưởng. Trong đó, nhiều nhóm mặt hàng chủ lực của thành phố có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng rất cao. Dẫn đầu là nhóm hàng máy vi tính, phụ kiện xuất khẩu đạt kim ngạch 4,78 tỷ USD, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm 2019. Tiếp đến là mặt hàng gạo xuất khẩu đạt 675.484 tấn, trị giá 807,39 triệu USD, tăng 31,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý, trong lĩnh vực xuất khẩu, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 932,7 triệu USD, tăng 15,9%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,042 tỷ USD, tăng 5,6%. Nhìn chung, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trong tháng đều tăng hơn so với tháng trước.

Không chỉ có xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu qua các cảng của TP. HCM mặc dù giảm hơn so với thời điểm trước đó, tuy nhiên, so với cùng kỳ vẫn tăng trưởng.

Theo Cục Hải quan TP. HCM, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá trong nửa đầu tháng 4/2020 đạt 2,68 tỷ USD, lũy kế đến 15/4/2020 đạt 16,71 tỷ USD, tăng 3,57% so với cùng kỳ năm 2019 (kỳ 1 tháng 4/2019 đạt 2,53 tỷ USD và lũy kế đạt 16,13 tỷ USD).

Trong đó, nhiều mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn, tăng cao, như: Máy tính và sản phẩm điện tử đạt kim ngạch lớn nhất với hơn 4,3 tỷ USD, tăng gần 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng nhập khẩu này tăng, cũng là nguyên nhân tác động khiến nhóm hàng có kim ngạch XK tăng cao trong 4 tháng qua.

“Nhóm hàng gia dụng linh kiện đạt trên 328 triệu USD, tăng hơn 5%; nhóm thực phẩm dùng cho người đạt kim ngạch gần 700 triệu USD, tăng khoảng 8%. Tuy nhiên, 14 nhóm mặt hàng nhập khẩu khác có thuế cao lại giảm khiến số thu ngân sách giảm đến hơn 13% so với cùng kỳ năm 2019”. Đại diện Cục Hải quan TP. HCM cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Điểm sáng” trong bức tranh kinh tế TP. HCM tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713608551 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713608551 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10