Tôi tin rằng tình hình địa chính trị toàn cầu có những căng thẳng nhất định trong thời, Việt Nam vẫn sẽ là cái tên sáng trong gọi vốn đầu tư gián tiếp lẫn trực tiếp từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài có thể thấy khá rõ nét qua sự tăng trưởng GDP của Việt Nam. Từ khi nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài giữa thập niên 90, Việt Nam đã tăng trưởng GDP rất nhanh, vượt mức 5,5% hàng năm. Tính trên đầu người, tăng trưởng GDP đã tăng mạnh từ mức 1.600 USD vào năm 2012 lên 2.400 USD vào năm 2017.
Tiền đề cho đầu tư nước ngoài chính là luật pháp và môi trường kinh doanh tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư ngoại. Môi trường kinh doanh thuận lợi bao gồm xu hướng phát triển dân số tốt và sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ đến các ngành công nghiệp lớn. Sự ổn định kinh tế chính trị cũng là một yếu tố quan trọng.
Việt Nam đã thể hiện cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy rằng, quốc gia này không chỉ nói suông trong chuyện thu hút vốn đầu tư, mà đã thực sự sốt sắng cải thiện luật pháp nhằm chào đón dòng vốn ngoại bên cạnh việc ổn định an ninh quốc gia. Nói chung, Việt Nam đã cân bằng tốt việc đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và Chính phủ.
Với sự phát triển của Hiệp định đối tác và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), dòng vốn ngoại gián tiếp lẫn trực tiếp sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam. Với 11 quốc gia thành viên và có khi bao gồm cả Thái Lan, khu vực châu Á ngày càng gắn kết với nhau hơn. Việt Nam trước nay đã là điểm đến của dòng vốn đầu tư nội khối ASEAN, sẽ tiếp tục thể hiện tốt vai trò này. Vì thế CPTPP không chỉ là hiệp định thương mại tư do mà còn là yếu tố thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiệp định quan trọng này sẽ khẳng định tầm quan trọng của khu vực ASEAN trên bản đồ kinh tế thế giới.
Câu hỏi đang được nhiều người đặt ra chính là tương lai, dòng vốn đầu tư ngoại vào Việt Nam sẽ đi về đâu? Có rất nhiều yếu tố bên ngoài có thể làm suy giảm nguồn vốn này mà không liên quan đến bản thân nước sở tại. Ví dụ, tình hình địa chính trị căng thẳng hiện nay, các chính sách bảo hộ đang trỗi dậy mạnh mẽ tại Mỹ đặt ra nhiều lo ngại về việc liệu dòng vốn đầu tư toàn cầu có thể vững mạnh như trước được không và liệu quốc gia khác có thể tiếp bước nước Mỹ và áp dụng các chính sách bảo hộ thương mại hay không? Sau khi xây dựng chính sách bảo hộ thương mại, bước tiếp theo chính là bảo hộ đầu tư, ảnh hưởng rất xấu đến dòng vốn đầu tư gián tiếp lẫn trực tiếp toàn cầu.
Thuế suất thương mại cùng với những cản trở liên quan khác sẽ dẫn đến những rủi ro khó lường trước với nền kinh tế như lạm phát, thiếu hụt nguyên liệu và nhân công. Khi một quốc gia sản xuất sản phẩm với chất lượng kém hơn, lạm phát sẽ tăng lên, khi lạm phát tăng lên, ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất cho vay để kìm hãm sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế. Tất cả những điều này sẽ gây hại đến sự phát triển kinh tế trong trung hạn và khiến quốc gia khó lòng thu hút đầu tư, đặc biệt là vốn nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
16:30, 11/10/2018
11:03, 11/10/2018
05:00, 11/10/2018
04:27, 10/10/2018
04:22, 10/10/2018
Ngoài ra, một yếu tố khác có thể làm ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư gián tiếp lẫn trực tiếp đó là nguồn cung tiền và thanh khoản trên toàn cầu. Những năm qua, nhiều ngân hàng trung ương toàn cầu đã thúc đẩy thanh khoản và bơm tiền ra thị trường, tạo nên sự méo mó nhất định trong dòng đầu tư. Khi nguồn tiền dồi dào, nhà đầu tư sẽ sẽ rót vốn vào những khoản đầu tư mạo hiểm hơn. Nói cách khác, khi các quốc gia theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ, nhà đầu tư ngoại sẽ có nhiều tiền trong tay để đầu tư vào các nước đang phát triển như Việt Nam.
Theo đó, khi các ngân hàng trung ương lớn siết chặt nguồn tiền, dĩ nhiên các nhà đầu tư ngoại sẽ có ít vốn trong tay hơn để tiếp tục mang sang Việt Nam. Sau 10 năm tích cực theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ, giữ lãi suất vô cùng thấp để thúc đẩu kinh tế, các ngân hàng trung ương đang có ý định thắt chặt tiền tệ, siết nguồn tiền và tăng lãi suất. Đây là lần đầu tiên hàng loạt ngân hàng trung ương cùng lúc thắt chặt nguồn tiền như vậy. Các chuyên gia kinh tế đồng tình rằng, chính sách này sẽ khiến dòng vốn đầu tư gián tiếp lẫn trực tiếp vào các nước đang phát triển suy giảm.
Xét về trường hợp cụ thể là Việt Nam, dòng vốn đầu tư gián tiếp lẫn trực tiếp vào Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới?
Theo tôi nhiều khả năng dòng vốn này sẽ không tăng trưởng quá mạnh như những năm trước, nhưng liệu nó có suy giảm hay không thì còn phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố rủi ro bên ngoài, bao gồm chính sách bảo hộ mậu dịch và chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương quốc tế.
Dù vậy, xét về nội tại, Việt Nam vẫn sẽ là điểm sáng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhờ sự ổn định chính trị - xã hội. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong ba thập niên qua, nhằm xây dựng chính sách ổn định, thu hút dòng vốn ngoại. Ngoài ra Việt Nam đang có một lực lượng lao động hùng hậu (60% trong độ tuổi lao động) có tay nghề ngày càng cao. Các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, sẽ rất thích thú với lực lượng lao động ngày càng có trình độ của Việt Nam.
Nhắc đến công nghệ, Chính phủ Việt Nam đã tích cực uốn dòng vốn đầu tư ngoại vào các ngành liên quan đến công nghệ và đạt được thành tích nổi bật. Các hãng lớn đã đặt nhà máy tại Việt Nam, còn các doanh nghiệp sản xuất có giá trị gia tăng ngày càng phát triển, một phần nhờ lượng nguyên liệu thô dễ dàng nhập từ Trung Quốc. Khi nhận được sự quan tâm sâu sắc của các ông lớn sản xuất toàn cầu Việt Nam sẽ tiếp tục giữ được vị trí của mình trong bản đồ thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp lẫn trực tiếp của thế giới.
Hơn nữa, Việt Nam vẫn tiếp tục thay đổi luật pháp theo hướng tiếp tục tạo điều kiện mạnh mẽ hơn cho các dòng vốn nước người. Nếu Việt Nam tiếp tục theo đuổi các chính sách thuận lợi như vây, nhà đầu tư nước ngoài sẽ ngày càng quan tâm đến thị trường này hơn vì họ cảm thấy dễ làm ăn và có cơ hội phát triển.