Điện Biên nỗ lực vì doanh nghiệp

Lê Trang thực hiện 05/01/2018 10:27

Trao đổi với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Mùa A Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên nhấn mạnh: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi tính liên tục, nỗ lực không ngừng và bền bỉ của mỗi địa phương để doanh nghiệp ngày càng thuận lợi hơn.

Ông Mùa A Sơn cho biết: Năm 2017, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP (giá so sánh năm 2010) đạt 9.719 tỷ 119 triệu đồng, tăng 7,09% so với thực hiện năm 2016, vượt mục tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh và kế hoạch đề ra. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đạt 9.408 tỷ 230 triệu đồng tăng 10,93% so với năm 2016 đạt 101,71% so với kế hoạch. Kết quả trên có sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, Điện Biên đã “xoá trắng” trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với ước thực hiện là 66 tỷ đồng.

- Từ thực tế “đồng hành cùng doanh nghiệp”, theo ông đâu là những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp cần tập trung giải quyết?

Tại Hội nghị gặp mặt Doanh nghiệp, Nhà đầu tư lần thứ nhất năm 2017, các doanh nghiệp đã phát biểu ý kiến, kiến nghị (21 ý kiến, kiến nghị) về một số nội dung như: cải thiện môi trường đầu tư; cải cách thủ tục hành chính khi thực hiện dự án đầu tư, khó khăn, vướng mắc trong việc nghiệm thu và kiểm tra chất lượng công trình xây dựng, về cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, về giải phóng mặt bằng; tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi... Ngay trong Hội nghị, lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các Sở, Ngành liên quan đã trả lời những kiến nghị, đồng thời tiếp thu những ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, nhà đầu tư đối với việc xây dựng, cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi trên địa bàn tỉnh. Đến nay, cơ bản các kiến nghị của doanh nghiệp đã được các ngành giải quyết và trả lời.

Hiện nay, UBND tỉnh đang giao các ngành tham mưu chủ trương đầu tư cho 9 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BT, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.680 tỷ đồng.

- Năm 2018, Chính phủ đề ra phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, tỉnh Điện Biên có kế hoạch gì để thực hiện hiệu quả định hướng mà Chính phủ đề ra, thưa ông?

Năm 2018, Điện Biên phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,15%; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 26,37 triệu đồng/người/năm, tăng 8,41% so với năm 2017.

p/Lãnh đạo UBND tỉnh thăm và làm việc với Cty TNHH Hải An

Lãnh đạo UBND tỉnh thăm và làm việc với Cty TNHH Hải An

Để đạt được mục tiêu trên, Tỉnh Điện Biên tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Chương trình hành động của tỉnh thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2018.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Cam kết về tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020 đã ký với VCCI. Tổ chức đối thoại công khai định kỳ ít nhất hai lần/năm với cộng đồng doanh nghiệp, để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn.

Cụ thể, để tiếp tục cải cách, đổi mới, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, giải phóng sức sản xuất, ủng hộ và bảo vệ quyền kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, ngay đầu tháng 1/2018, UBND tỉnh sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp, nhà đầu tư lần thứ nhất năm 2018.
Tiếp tục chỉ đạo các ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi để Ban vận động thành lập Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh sớm hoàn thiện các thủ tục trình UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh trong quý I năm 2018.

- Trong thời gian tới, tỉnh có giải pháp gì để đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư?

Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016- 2020 bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, việc huy động vốn từ các tổ chức, các nhà đầu tư khu vực tư nhân để đầu tư phát triển là đặc biệt quan trọng và hết sức cần thiết. Tổng số dự án kêu gọi, thu hút đầu tư giai đoạn 2016-2020 gồm 87 dự án với tổng số vốn kêu gọi là 16.182 tỷ đồng. Bởi vậy, UBND tỉnh cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong triển khai các dự án đầu tư. Tăng cường quản lý đầu tư và quản lý sau cấp phép nhằm tạo môi trường đầu tư lành mạnh, bình đẳng và có tính cạnh tranh cao. Kiên quyết thu hồi theo qui định của Luật Đầu tư các dự án đã được cấp phép nhưng không triển khai thực hiện.

Hiện nay, UBND tỉnh đang giao các ngành tham mưu chủ trương đầu tư cho 9 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BT, với tổng vốn đầu tư khoảng 1.680 tỷ đồng.

Tôi cho rằng, với những giải pháp đồng bộ và phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” như Chính phủ đề ra, Điện Biên sẽ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong những năm tới.

Hướng tới “Chính quyền phục vụ”

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, tỉnh Điện Biên đã xây dựng Chương trình hành động để cụ thể hoá và triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Chính Phủ giao. Bên cạnh đó, tỉnh Điện Biên cũng đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Điện Biên năm 2017. Nội dung chủ yếu của các Chương trình hành động này là tập trung cải cách thủ tục hành chính, tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong tháo gỡ khó khăn, cải thiện và thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Kết quả, đã rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xuống tối đa còn 3 ngày làm việc. Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 10 ngày (theo quy định là 15 ngày đối với dự án không phải cấp quyết định chủ trương đầu tư), 30 ngày (theo quy định là 37 ngày đối với dự án phải cấp quyết định chủ trương đầu tư), 20 ngày (theo quy định là 25 ngày đối với dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện tại khu công nghiệp) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục liên quan về đầu tư, thẩm định dự án, giải phóng mặt bằng, đất đai, xây dựng, môi trường… theo hướng giảm 1/3 thời gian so với quy định.

Các thủ tục hành chính về thuế luôn được công khai trên trang thông tin điện tử của ngành thuế và được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan thuế các cấp nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính cho người nộp thuế, đảm bảo cung cấp kịp thời các tiện ích nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cắt giảm thời gian và thủ tục kê khai nộp thuế.

Đặc biệt, các cấp chính quyền đã quán triệt tới toàn thể cán bộ công chức về đạo đức công vụ, cải cách hành chính, tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp.

Qua đó, năm 2017, tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư cho 25 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký trên 3.200 tỷ đồng. Cấp Giấy Chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho 5 dự án, đưa tổng số dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh vào địa bàn tỉnh Điện Biên lên 119 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 21 nghìn tỷ đồng. Đăng ký thành lập mới và đăng ký thay đổi, bổ sung 295 doanh nghiệp (115 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn 1.205 tỷ đồng); Nâng tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh lên 1.130 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 15.635 tỷ đồng và 180 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp ngoài tỉnh đăng ký hoạt động tại địa phương.

- Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điện Biên nỗ lực vì doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO