Người Sài Gòn nổi tiếng là phóng khoáng, chân thành và giàu tình người. Văn hoá hoạt động từ thiện cũng vì thế mà hình thành như một nét đặc trưng của người Việt ở vùng đất Nam bộ.
Trong những năm gần đây, hoạt động từ thiện ở Sài Gòn phát triển mạnh mẽ, đa dạng với nhiều hình thức.
Không chỉ những người có điều kiện kinh tế hay những cô bác nghỉ hưu thoải mái về thời gian mới làm từ thiện mà gần đây xuất hiện rất nhiều nhóm bạn trẻ cũng tổ chức các hoạt động từ thiện.
Họ xông xáo, nhiệt tình, dành thời gian để đi giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn họ. Tất cả những điều đó đều xuất phát từ thiện tâm của người Sài Gòn.
Có thể bạn quan tâm
13:18, 17/01/2020
11:00, 16/01/2020
11:22, 15/01/2020
11:00, 14/01/2020
11:03, 13/01/2020
11:20, 12/01/2020
Thấu hiểu được những khó khăn của người bệnh và thân nhân phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, nhiều nhóm từ thiện đã tổ chức những buổi phát cơm đưa đến tận tay họ những suất cơm ấm tình người.
Có thể kể đến những suất cơm với giá chỉ 2.000đ của chuỗi quán cơm Nụ Cười do nhà báo Nam Đồng, nguyên Tổng biên tập Báo Pháp luật TP. HCM thành lập. Những suất cơm với giá tượng trưng đã làm những người có hoàn cảnh khó khăn, lao động nghèo, sinh viên ở tỉnh xa,... vơi bớt phần nào những nhọc nhằn, vất vả trong cuộc sống
Người Sài Gòn làm việc thiện với tất cả tinh thần của “lá lành đùm lá rách”, và với họ cho đi chính là cách để nhận lại hạnh phúc.
Người có lý tưởng sống thiện, giúp người luôn là những người hiền hoà nhất. Họ không chỉ mang đến cho cuộc sống tất bật này những suất cơm giá rẻ mà họ còn quan tâm hỏi han người đến dùng bữa bằng ánh mắt tràn ngập sự quan tâm và sẻ chia chân tình.
Giữa cái tấp nập của phố xá Sài Gòn, người đi đường không khó để bắt gặp những bình nước trà đá miễn phí, những thùng bánh mì từ thiện được đặt ngay ngắn trước một ngôi nhà cấp 4, tiệm sửa xe bình dân, hay trước một quán cà phê sang trọng.
Để góp phần chung tay xây dựng xã hội của chúng ta ngày càng tốt đẹp, Ban biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp mở diễn đàn “NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ” mong nhận được những ý kiến, bài viết của quý độc giả, học giả, chuyên gia về vấn đề trên. Bài vở xin gửi về hòm thư nguoiviettute@dddn.com.vn Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ. Trân trọng cảm ơn. |