[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Cần loại trừ "văn hoá… dung tục"

Diendandoanhnghiep.vn Quyền tự do cá nhân dĩ nhiên ai cũng có, nhưng phải là tự do trong sự nhận thức đầy đủ về văn hóa và văn minh. Khi tự do mà thiếu đi văn hóa thì đó chỉ là một thứ tự do hoang dã.

Ảnh minh hoạ: Internet.

Những bộ ảnh nude bên hồ sen kia trong con mắt của rất rất nhiều người thì nó quả thật nhảm nhí, nếu không muốn nói là phỉ báng nghệ thuật, trái với thuần phong mỹ tục Việt, là sự tùy tiện về văn hóa.

Những ngày qua, câu chuyện về cô gái trẻ và một số người được gọi là “đàn ông” chụp ảnh khỏa thân bên hồ sen đang làm “dậy sóng” dư luận, trong đó gây chú ý với hàng nghìn lượt tương tác từ cư dân mạng. Hầu hết trong số đó là những bình luận mang tính chỉ trích vì cho rằng đó là thự dung tục, thiếu văn hóa.

Từ cảm hứng ban đầu của cô gái, đến lượt 3 người đàn ông trung niên khỏa thân bên hoa sen. Trước đó, hình ảnh 4 thanh niên với thân hình khá cao lớn, vạm vỡ cởi trần khoe dáng với sen, dùng lá sen che vùng kín. Điểm chung của những hình ảnh nude này là khiến cư dân mạng cảm thấy bất bình, không nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia văn hóa.

Thực tế, văn hóa là một giá trị được con người tích lũy trong quá trình sống và hoạt động. Giá trị đó hình thành từ những chuẩn mực được cộng đồng công nhận. Nên nhìn đâu ta cũng thấy văn hóa: Nào là văn hóa giao tiếp, văn hóa ẩm thực, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa giao thông, văn hóa công sở, văn hóa làng xã, văn hóa vọc đường, văn hóa via đình... Và câu chuyện “cởi” là một mặt biểu hiện của văn hóa ứng xử hay văn hóa trang phục..v..v.

Và cũng nhìn từ thực tế, có một bộ phận giới trẻ (trong đó có cả những diễn viên, người mẫu) đang có dấu hiệu thực dụng, sẵn sàng làm mọi thứ để nổi tiếng. Đáng nói, họ không phải là một cá nhân không đại diện cho cả một cộng đồng, và những gì đang diễn ra có thể thấy người ta thích bước vào“con đường nude” để tìm kiếm sự nổi tiếng.

Khách quan mà nói, cũng đã có những ý kiến bênh vực những trường hợp nude bên hồ sen khi theo họ đó là quyền của mỗi cá nhân. Họ có thể làm những gì họ thích, miễn là nó không vi phạm pháp luật.  Và ở thời buổi này, việc phát triển của truyền thông, của khoa học công nghệ, sự xuất hiện mạng xã hội… giúp người ta, đặc biệt là người trẻ, có khả năng tiếp cận với nhiều thứ của thế giới nhanh chóng nên việc giải độc văn hóa cũng có thể nhanh hơn.

Vấn đề đáng nói ở chỗ, nếu không có chiều sâu thì người ta chỉ học được cái ngọn của những giá trị tiến bộ của nhân loại. Ví dụ như chuyện tung hô tự do cá nhân, tung hô sống thật… nhưng lại chẳng hiểu mấy hoặc hiểu rất lệch lạc về những giá trị này của các xã hội văn minh.

Nói cách khác, quyền tự do cá nhân dĩ nhiên ai cũng có, nhưng phải là tự do trong sự nhận thức đầy đủ về văn hóa và văn minh. Khi tự do mà thiếu đi văn hóa thì đó chỉ là một thứ tự do hoang dã. Vì văn hóa không chỉ là một cái thắng giúp chúng ta dừng lại trước những cái xấu mà văn hóa còn vun đắp, giúp con người thăng hoa trước cái đẹp.

Theo đó, văn hóa là một giá trị mang tính cộng đồng. Nó không phải là sáng tạo hay quy định cụ thể theo duy ý chí của một tập thể hay cá nhân nào đó. “Văn hóa là biểu hiện điển hình của ai đó, được coi là phù hợp, đẹp, văn minh và có bản sắc riêng. Không phải cứ gào lên là "Tôi đang có cách thể hiện rất văn hóa" mới là người có văn hóa và có thể lên giọng chê bai người khác. Giá trị nào cũng đươc hình thành và tích lũy trong một thời gian dài” - PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam nói.

Thế nên, nói thẳng ra, những bộ ảnh nude bên hồ sen kia trong con mắt của rất rất nhiều người thì nó quả thật nhảm nhí, nếu không muốn nói là phỉ báng nghệ thuật, trái với thuần phong mỹ tục Việt, là sự tùy tiện về văn hóa.

Dưới góc nhìn của người làm nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiếp ảnh gia chuyên chụp nude nghệ thuật Nguyễn Dzung Art cho rằng: “Giới trẻ bây giờ không có chuẩn mực về thẩm mỹ, thành ra họ liều mạng chụp xong bộ ảnh rồi hứng thú đưa lên mạng. Chắc họ nghĩ cứ cởi ra là oách, là trở thành ảnh nude”.

Cái sự “cởi” nói chung chính là sự thiếu văn hóa trong hành xử, thảm bại trong văn hóa trang phục. Dù mục đích là muốn gây chú ý, nhưng lại được thực hiện bằng một hành động không văn hóa chút nào. Thậm chí, với cách ăn mặc như vậy dễ bị đánh giá là khiêu dâm, phản cảm.

Chính vì thế, suy cho cùng, khi có văn hóa có nghĩa là người ta có “chính mình” và khi có “chính mình” thì cái mà con người ta sợ hãi nhất đó là sợ “đánh mất chính mình”. Còn ngược lại, khi con người chưa có được cái “chính mình” này thì người ta sẵn sàng bất chấp mọi thứ để có tiền và có tiếng nhưng lại chẳng sợ cái gì cả, khi đó người ta dễ sa vào cái gọi là “văn hóa dung tục”.

Ban biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp mở diễn đàn “NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ” mong nhận được những ý kiến, bài viết của quý độc giả, học giả, chuyên gia mọi lĩnh vực.

Bài viết phù hợp sẽ được chúng tôi đăng tải kèm theo chế độ nhuận bút nhanh và hấp dẫn.

Bài vở xin gửi về hòm thư nguoiviettute@dddn.com.vn

Lưu ý: Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi liên hệ gửi nhuận bút khi bài viết được đăng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ] Cần loại trừ "văn hoá… dung tục" tại chuyên mục Người tốt - việc tốt của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714700031 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714700031 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10