Mỗi lần giúp đỡ người gặp nạn, tôi rất vui và cảm thấy thật nhẹ lòng, chưa bao giờ bị phiền phức gì cả. Tôi chấp nhận rủi ro, liên lụy khi giúp người gặp nạn, luôn nghĩ mình có quyết định đúng.
Dư luận đang bức xúc, phẫn nộ bởi sự vô cảm của một tài xế lái taxi va chạm với xe máy, xuống nhìn rồi nhanh chóng thoát khỏi hiện trường, bỏ mặc 2 nạn nhân giữa đêm khuya, trong đó có cô gái trẻ nằm bất động và tử vong, nam thanh niên thì bị thương nặng giãy dụa như cầu cứu. Tai nạn xảy ra lúc rạng sáng tại giao lộ Tân Hương-Võ Công Tôn, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP. HCM.
Tài xế lái taxi sau khi va chạm với xe máy, xuống nhìn rồi thản nhiên bỏ đi mà không có động thái cứu giúp gì là quá vô cảm, lạnh lùng! Không có một giải thích nào phù hợp cho hành vi này, không thể lý giải vì hoảng sợ và chỉ một mình ở đó nên tài xế taxi bỏ mặc nạn nhân. Lúc đó vẫn có thể vẫy tay kêu gọi, nhờ người đi đường hỗ trợ. Biết đâu cô gái trẻ có thể sống nếu được giúp đỡ, kịp thời cấp cứu. Vả lại, giữa đêm khuya trong khi nạn nhân nam đang đau đớn và giãy dụa.
Clip cũng ghi lại hình ảnh đáng chú ý, sau khi tài xế lái taxi bỏ đi, nhiều xe máy và ôtô đi qua thấy 2 nạn nhân nằm trên hè phố nhưng vẫn bỏ mặc dù nạn nhân nam lê lết bò ra đường kêu cứu.
Qua câu chuyện trên, rõ ràng khó chấp nhận với hành vi tài xế taxi bỏ mặc nạn nhân. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng ra đường nếu thấy tai nạn giao thông thì nên tránh đi để không bị ám ảnh, tránh bị vạ lây hay sự liên đới vì phải đưa nạn nhân đến bệnh viện theo quy định pháp luật.
Trong khi nạn nhân cần giúp đỡ, cầu cứu nhưng nhiều người đi qua vẫn bỏ mặc. Phải chăng quá vô cảm? Dù rằng đâu đó vẫn hoài nghị, biết có rủi ro nhưng tôi vẫn chọn cách giúp người bị nạn.
Cách đây vài tháng, 2 nam thanh niên chở nhau bằng xe máy bị té ngã lăn lóc ra đường, từ trong quán cà phê tôi chạy ra đỡ nạn nhân, dìu vào vỉa hè, thấy máu ra rất nhiều, những người xung quanh vẫn thản nhiên và bàn tán nào là “chạy xe nhanh quá nên tránh không kịp, va quẹt thế mà người phía trước lại đi luôn…”. Thấy vậy, tôi lấy xe chở cả 2 nạn nhân đến trung tâm y tế gần đó.
Lần khác, một người đàn ông nằm bất động trên bãi cỏ công viên Văn Lang (Q.5, TP.HCM), tôi đến thấy người này mặt tím tái liền ra vẫy tay gọi xe ôtô nhờ chở đi bệnh viện, có vài chiếc taxi dừng lại biết sự việc rồi bỏ đi. Tôi tới hỏi chị bán móc khóa gần đó, “người đàn ông này ở đây vậy, đến đây lâu chưa, sao không ai quan tâm?” thì nhận câu trả lời “nằm cả buổi sáng rồi đó!”. Lúc đó, không ai phụ giúp, một mình không thể chở nạn nhân, tôi gọi điện thoại báo với công an phường, chỉ khoảng 10 phút sau các anh đã tới lập biên bản và đưa người đàn ông này đi cấp cứu.
Mỗi lần giúp đỡ người gặp nạn, tôi rất vui và cảm thấy thật nhẹ lòng, chưa bao giờ bị phiền phức gì cả. Tôi chấp nhận rủi ro, liên lụy khi giúp người gặp nạn, luôn nghĩ mình có quyết định đúng.
Có thể bạn quan tâm
05:05, 29/06/2019
11:00, 28/06/2019
05:00, 26/06/2019
05:02, 24/06/2019
06:00, 23/06/2019
05:30, 22/06/2019
06:05, 21/06/2019
05:30, 19/06/2019
15:30, 18/06/2019
11:00, 17/06/2019
08:00, 14/06/2019
Thiết nghĩ, phát triển mãi chạy theo xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất hiện đại chưa chắc tạo ra xã hội sống tốt. Nhật Bản là nước phát triển bậc nhất châu Á, tiện nghi tuyệt hảo, công nghệ tiên tiến phục vụ đời sống phần lớn đều tự động hóa đến nỗi không cần người khác giúp đỡ. Trả tiền các dịch vụ điện, nước, viễn thông, thu gom rác hay thanh toán khi mua hàng thực phẩm đều tự động có người đem tới. Trong đi lại trên đường phố có lối riêng biệt, âm thanh định hướng, nút ấn chữ nổi trong thang máy để người mù nhận biết… Thế nhưng, sau đó chính nước này cũng đã nhìn lại mô hình phát triển khi mà sự thờ ơ, thậm chí là lạnh lẽo trong xã hội lên cao chưa từng thấy. Đó là vào năm 2010, nhiều cơ quan báo chí đã đăng tin hàng trăm cụ già đơn thân tại các thành phố lớn, trong đó nhiều người chết tới mấy ngày sau mới có người phát hiện.
Nhật Bản sau đó đã khắc phục bằng cách tạo khung gian cho người dân giao tiếp với nhau nhiều hơn như đặt ghế đá trên đường phố, tạo thêm nhiều công viên và nơi dạo bộ, tổ chức sinh hoạt ngoài phạm vi gia đình, tuyên truyền vận động mọi người hãy quan tâm đến nhau hoặc tranh thủ trò chuyện trên xe buýt, tàu điện ngầm nhưng không thành công. Điển hình người Nhật Bản vẫn ít khi giao thiệp, trò chuyện với nhau ở những nơi công cộng tới nỗi giáo sư nổi tiếng nước này là Hiroaki Suzuki đã nói người Nhật Bản đang lưới nhanh qua bên cạnh nhau hơn là đi cùng nhau.
Từ bài học Nhật Bản có thể rút ra kinh nghiệm trong phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho các nước khác, trong đó có Việt Nam. Dù cuộc sống có hiện đại, tự động hóa, phát triển đến đâu nhưng đừng làm mất đi văn hóa truyền thống, nhân văn giữa con người quan tâm giúp nhau.
Bởi trong cộng đồng, dù ở đâu, đô thị hay nông thôn, giàu có hay nghèo khó, sự lạnh lẽo và vô cảm làm cho con người không được lành mạnh về tinh thần dẫn đến chất lượng sống bị sụt giảm. Thử nghĩ, cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa và xã hội đó không thể nhân văn khi không có sự quan tâm giữa người với người hay cảnh giác đề phòng, sợ phiền phức nếu giúp người khác. Xã hội dù hiện đại đến mấy cũng không thể tử tế nếu thiếu tính nhân văn, người ta thản nhiên để một người nào đó nắm dưới lòng đường, thờ ơ với người gặp nạn, lãnh đạm trước sự cầu cứu của đồng loại.
Tôi nghĩ ở nước ta, sự vô cảm chỉ là hiện tượng chứ không phải bản chất. Điều này có thể được khắc phục khi mỗi người bớt đi những hoài nghi tiêu cực, ưu tiên giúp người bị nạn bằng nhiều cách. Như thấy người bị tai nạn giao thông có thể nán lại một chút, nếu cần hãy giúp người gặp nạn vừa thể hiện tinh thần tương thân tương ái, tuân thủ quy định pháp luật, để lòng tốt đặt đúng chỗ. Trong hoàn cảnh nào đó cũng có thể gọi điện thoại báo công an khu vực hỗ trợ, 113, 115. Việc này có lẽ không khó, ai cũng có điện thoại thông minh tra trên mạng có ngay số cần biết.
Ban biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp mở diễn đàn “NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ” mong nhận được những ý kiến, bài viết của quý độc giả, học giả, chuyên gia về vấn đề trên. Bài viết phù hợp sẽ được chúng tôi đăng tải kèm theo chế độ nhuận bút nhanh và hấp dẫn. Bài vở xin gửi về hòm thư nguoiviettute@dddn.com.vn Lưu ý: Tác giả để lại địa chỉ và số điện thoại để chúng tôi liên hệ gửi nhuận bút khi bài viết được đăng. |