Việc công bố danh sách 50 thương hiệu dẫn đầu năm 2019 của Forbes Việt Nam phần nào thể hiện sự phát triển vững chắc của những thương lớn tại Việt Nam.
Các thương hiệu top đầu đều có những thăng tiến ngoạn mục về giá trị.
Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 thương hiệu dẫn đầu trong các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam. Đứng đầu danh sách là Vinamilk, với giá trị thương hiệu hơn 2,2 tỷ USD.
Đáng chú ý, Viettel có sự thăng tiến xét cả về vị thế lẫn giá trị thương hiệu trong bảng thống kê danh sách 50 thương hiệu này. Vietel, theo thống kê, không chỉ là thương hiệu đứng thứ 2 xét về giá trị chỉ sau Vinamilk mà còn là thương hiệu có giá trị thăng tiến nhanh nhất trong danh sách, với đà tăng từ 1,397 tỉ USD năm ngoái lên 2,163 tỉ USD năm nay. Vinamilk và Viettel là hai thương hiệu có giá trị vượt trội so với phần còn lại của danh sách.
Có thể bạn quan tâm
08:47, 30/03/2019
11:09, 13/03/2019
05:23, 12/03/2019
14:36, 24/12/2018
04:06, 05/02/2019
06:54, 05/08/2018
19:00, 13/05/2018
10:36, 24/07/2018
Đáng chú ý trong 10 thương hiệu dẫn đầu nền kinh tế là các tên tuổi quen thuộc như Vinamilk, Viettel, Sabeco, Vinhomes, Masan Consumer, MobiFone, VinaPhone, Vietcombank, FPT và Vincom Retail. Trong đó, Viettel, MobiFone, VinaPhone hay FPT cũng đều là những doanh nghiệp đã và đang dẫn đầu về công nghệ hay ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực của mình (công nghệ thông tin -viễn thông).
Như vậy, rõ ràng có tới 4 thương hiệu lớn trong top các thương hiệu dẫn đầu giá trị nhất của kinh tế Việt Nam có nội hàm công nghệ. Sự có mặt của Vinamilk, Sabeco, Masan Consumer – những thương hiệu doanh nghiệp tư nhân hay cổ phần hóa để đi đến tư nhân – với các giá trị đến từ thực phẩm đồ uống đang phản ánh phần hấp dẫn còn lại của nền kinh tế.
Điều này bộc lộ Việt Nam đang tiến đến thế cân bằng giữa thực phẩm đồ uống với công nghệ. Còn lại là bất động sản, tài chính, dịch vụ.
Nói cách khác, cơ cấu của các ngành nghề qua các doanh nghiệp xuất hiện trong bảng 10 thương hiệu giá trị nhất nền kinh tế đang phản ánh đúng thực tế phát triển của Việt Nam hiện nay, với các ngành hàng chủ chốt không bao gồm phần còn lại phụ thuộc vào FDI và xuất khẩu.
Có lẽ, với những kết quả bước đầu khá “đúng hướng” của nền kinh tế công nghiệp dịch vụ đang bước vào kỷ nguyên 4.0, một sự lạc quan sớm là không nên nhưng đây cũng là cơ sở để xét lại ứng dụng của cách mạng công nghiệp trong mỗi lĩnh vực.
Tiếp theo thực phẩm đồ uống, bất động sản, tài chính, dịch vụ, thì top các giá trị thương hiệu đi liền sau trong các lĩnh vực khác... có sự quan tâm và lựa chọn công nghệ làm đòn bẩy để tăng lực cạnh tranh.
Đó là sự chọn lọc tinh chất để chỉ ra những đầu tàu đủ sức kéo mọi toa tàu-ngành hàng khác của kinh tế Việt đi từ phác thảo diện mạo mới hôm nay, tới lột xác thực sự ở ngày mai.