Điện mặt trời mái nhà: Cần khơi thông để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng sạch

PHƯƠNG THANH 05/07/2022 11:00

Với chiến lược cắt giảm mạnh mẽ phát thải carbon, việc đầu tư phát triển cho năng lượng tái tạo được xem là giải pháp tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới.

>>ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ: 7 vướng mắc đang hiện diện

Phát triển năng lượng xanh, còn gọi là năng lượng tái tạo, đang trở thành nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển kinh tế bền vững ở các nước. Tuy nhiên để thúc đẩy mục tiêu sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất thì Chính phủ cần có cơ chế thông thoáng và môi trường đầu tư minh bạch nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch sang năng lượng xanh đến gần hơn với các doanh nghiệp. Để hiểu hơn về xu thế và giải pháp sử dụng năng lượng sạch, Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trao đổi với ông Trần Ngọc Long - Giám đốc phát triển kinh doanh của CME Solar (thuộc Quỹ VOI của Oman) về nội dung này.

Ông Trần Ngọc Long - Giám đốc phát triển kinh doanh của CME Solar

Ông Trần Ngọc Long - Giám đốc phát triển kinh doanh của CME Solar

- Thưa ông, với mục tiêu thực hiện chiến lược phát triển bền vững và giảm phát thải cacbon trong sản xuất, ông đánh giá thế nào về xu hướng sử dụng năng lượng sạch tại các quốc gia trong thời gian tới?

Khai thác tận dụng nguồn năng lượng tái tạo đang được xem là giải pháp và xu hướng tất yếu của ngành năng lượng hiện nay trên thế giới khi các nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất năng lượng hiện nay ngày càng trở nên cạn kiệt, trong đó có nguồn nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiêm môi trường. Phát triển nguồn năng lượng tái tạo đang là nhiệm vụ cấp bách trong kế hoạch phát triển nền kinh tế bền vững ở các nước do lợi ích to lớn trong việc tận dụng tối đa nguồn thiên nhiên vô tận (như gió, mặt trời…) nhằm góp phần giảm tác động của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.

Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) cho biết, 75% tỷ lệ sử dụng năng lượng công nghiệp trên toàn cầu là thuộc các lĩnh vực cần nhiều năng lượng như hóa chất và hóa dầu, sắt thép, khoáng sản phi kim loại, kim loại màu, bột giấy và giấy. Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cũng như thực hiện bài toán tiết kiệm chi phí năng lượng, các doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để giảm mức tiêu thụ điện năng và bảo vệ môi trường.

Theo tổ chức IEA (International Energy Agency) nhu cầu sử dụng điện tái tạo trong sản xuất trên thế giới vào năm 2021 dự kiến sẽ tăng hơn 8% để đạt 8300 TWh, mức tăng trưởng hàng năm nhanh nhất kể từ những năm 1970. Chỉ riêng Trung Quốc sẽ chiếm gần một nửa mức tăng điện tái tạo toàn cầu vào năm 2021, tiếp theo là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Ấn Độ. Bốn thị trường này cùng nhau chiếm 80% việc mở rộng công suất tái tạo trên toàn thế giới và Trung Quốc vẫn là thị trường điện năng lượng mặt trời lớn nhất. Trong đó sản lượng điện từ năng lượng mặt trời dự kiến sẽ tăng 145 TWh, gần 18%, đạt 1.000 TWh vào năm 2021.

>> ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ: 4 kiến nghị phát triển điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp tự sử dụng

- Còn tại Việt Nam, thực trạng sản xuất và sử dụng năng lượng sạch ra sao, thưa ông?

Tại thị trường trong nước, Việt Nam là nước tiêu thụ điện lớn thứ hai ở Đông Nam Á (theo IEA) và là một trong những nước có mức nhu cầu năng lượng tăng nhanh nhất trên thế giới, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam, nên đây cũng là một nguyên nhân khiến nhiều công ty nước ngoài quyết định đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2020, cả nước có 381 khu công nghiệp, khu chế xuất là khu công được thành lập với tổng diện tích quy hoạch 114.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng 90.800ha, tăng 18.800ha so với năm 2010. Với số lượng khu công nghiệp nhiều và tăng hàng năm thì lượng điện cần cho sản xuất là cực kỳ lớn.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế cho các ngành hàng xuất khẩu cũng như thực hiện mục tiêu cắt giảm phát thải, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí điện năng, các doanh nghiệp trong nước đã và đang dần dịch chuyển sang nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời – nguồn tài nguyên vô tận.

Cụ thể tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2020, sản lượng điện từ hệ thống điện mặt trời tạo ra khoảng 10,6 TWh điện chiếm khoảng 4% tổng sản lượng điện được tạo ra cả năm (bao gồm cả sản lượng bán lên lưới và sử dụng trực tiếp). Trong đó điện mặt trời chia ra làm 2 dạng, điện áp mái và điện trang trại, 48% là điện tạo là từ điện áp mái và 52% điện còn lại từ hệ thống điện trang trại (Solar Farm).

- Vậy, theo ông, Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ như thế nào để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo?

Tôi cho rằng những kế hoạch cần xem xét khi Việt Nam tiến tới phát triển năng lượng mặt trời gồm: Một là cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống truyền tải năng lượng. Bởi hầu hết các nhà máy điện mặt trời tập trung ở khu vực phía Nam đầy nắng và gió, nơi sản lượng điện sẽ tạo áp lực lên hệ thống lưới điện quốc gia. Vì bất cập này mà một số nhà máy năng lượng mặt trời đã bị trì hoãn ngày vận hành thương mại gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Hai là cần phải công khai và minh bạch trong việc cấp giấy phép vận hành và thẩm định các dự án điện mặt trời áp mái. Hiện nay, việc cấp giấy phép cho việc vận hành của hệ thống đang gặp một số vấn đề khó khăn cho nhà đầu tư. Hơn nữa, các dự án năng lượng mặt trời gắn trên mặt đất cần phải xem xét đến quyền lợi sử dụng đất đai, một bất cập lớn còn tồn tại ở Việt Nam. Mặc dù các nhà đầu tư có thể được hưởng lợi từ việc miễn tiền sử dụng đất và tiền thuê, tuy nhiên do thủ tục hành chính rườm rà, nhiêu khê có thể gây mất thời gian và sự chậm trễ đáng kể cho doanh nghiệp.

Đặc thù của năng lượng tái tạo là sự phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (nước, nắng, gió, vị trí địa lý…), công nghệ và giá thành sản xuất. Do đó để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ như cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ...

- Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Vướng mắc đang

    Vướng mắc đang "níu" điện mặt trời mái nhà

    00:13, 27/06/2022

  • Hoàn thiện cơ chế cho điện mặt trời mái nhà

    Hoàn thiện cơ chế cho điện mặt trời mái nhà

    17:27, 26/06/2022

  • Điện mặt trời mái nhà giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

    Điện mặt trời mái nhà giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

    15:43, 26/06/2022

  • Chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

    Chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

    11:00, 22/06/2022

  • Sử dụng điện mặt trời mái nhà: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

    Sử dụng điện mặt trời mái nhà: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

    05:00, 14/06/2022

Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Điện mặt trời mái nhà: Cần khơi thông để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng sạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO