Một năm khó khăn chồng chất cho các hoạt động vận tải biển quốc tế cùng với nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do COVID-19.
Trong khi vận chuyển bằng container lại là mạch máu của thương mại thế giới, hầu như mọi sản phẩm và bộ phận lưu thông trong nền kinh tế toàn cầu đều đi qua các vùng biển. Nhưng khoảng thời gian vừa qua, vận tải biển quốc tế đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề, từ tình trạng thiếu hụt container đến tắc nghẽn kênh đào Suez, rồi đến việc đóng cửa cảng ở Yantian, và mới nhất là đóng cửa ở cảng Ninh Ba.
Mới đây, Trung Quốc đóng cửa một bến container quan trọng tại cảng Ninh Ba vì ca lây nhiễm COVID-19, đã gây ra các hiệu ứng gợn sóng lan rộng trên toàn thế giới, làm tăng thêm sự chậm trễ trong vận chuyển và kéo dài thời gian đặt hàng khi các công ty cố gắng tích trữ hàng cho kỳ mua sắm vào kỳ nghỉ lễ.
Tất cả các hoạt động container đi và đến tại cơ sở này đã phải chuyển hướng đến các bến khác cho đến khi có thông báo mới, làm tăng thêm tình trạng tắc nghẽn tại các địa điểm đó. Meishan là một trong năm bến container ở Ninh Ba, xử lý khoảng 25% tổng sản lượng của cảng. Các nhà chức trách cho biết hoạt động vận tải đường bộ, bãi container và bến tàu sẽ vẫn bị đình trệ cho đến khi Ủy ban Y tế thành phố Ninh Ba có thể xác định mức độ bùng phát.
Theo nền tảng SeaExplorer của Kuehne + Nagel, ít nhất khoảng 40 tàu đang chờ neo ở một bến bên ngoài Ninh Ba, và thêm 30 tàu container đang đậu bên ngoài Cảng Thượng Hải.
Ninh Ba là cảng container lớn thứ ba trên thế giới. Trong hai ngày, số lượt ghé cảng trung bình hàng tuần đến Ninh Ba đã giảm 70% từ gần 200 tàu container xuống dưới 60 tàu trong tuần trước khi các hãng vận tải biển chuyển hướng tàu và bắt đầu các chuyến đi trống đến và đi, theo dữ liệu được cung cấp bởi project44, một nền tảng hiển thị chuỗi cung ứng.
Công ty dữ liệu có trụ sở tại Chicago cho biết, họ đã ghi nhận 37 chuyến đi trống tính đến ngày 13/8, có nghĩa là các hãng vận tải đang bỏ qua Ningbo để duy trì lịch trình toàn vẹn trên các tuyến đường của họ.
Theo dữ liệu của Refinitiv cho biết, các cảng ở Thượng Hải gần đó, nơi có nhiều tàu đang được định tuyến lại, cũng đang chứng kiến tình trạng tắc nghẽn tồi tệ nhất trong ít nhất ba năm. Khoảng 30 tàu đang xếp hàng bên ngoài cảng Yangshan, một bến container quan trọng ở Thượng Hải.
Đây là lần thứ hai trong năm nay, một bến cảng lớn ở Trung Quốc bị đóng cửa vì các biện pháp phòng ngừa COVID-19.
Trước đó, cảng container quốc tế Yantian ở Thâm Quyến cũng đã bị hạn chế năng suất 30% trong một tháng từ cuối tháng 5 đến tháng 6/2021 vì đợt lây nhiễm COVID-19, gây ra lượng container tồn đọng lớn và tắc nghẽn tại các cảng khác. Việc các container bị dồn ứ sau đó đã gây ra ùn tắc hàng hóa tại các cảng đích đến ở Mỹ và châu Âu.
Theo số liệu của của Kuehne + Nagel, hiện tại đang có hơn 330 tàu container trên toàn thế giới đang neo đậu ngoài khơi và không hoạt động tại các cảng vì tắc nghẽn.
Có thể nói, trong khi vận chuyển bằng container lại là mạch máu của thương mại thế giới, hầu như mọi sản phẩm và bộ phận lưu thông trong nền kinh tế toàn cầu đều đi qua các vùng biển. Nhưng thời gian vừa qua, vận tải biển quốc tế đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề, từ tình trạng thiếu hụt container đến tắc nghẽn kênh đào Suez, rồi đến việc đóng cửa cảng ở Yantian, và mới nhất là đóng cửa ở cảng Ninh Ba.
Chính những điều này đang làm giá vận chuyển không ngừng tăng và gây ra ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Suresh Acharya, giáo sư tại trường kinh doanh của Đại học Maryland, người nghiên cứu về chuỗi cung ứng, cho biết: “Điều này cực kỳ quan trọng trong thời gian tới vì các vấn đề cung ứng sẽ có tác động trực tiếp đến lạm phát”.
Theo hãng tin Reuters, làn sóng tắc nghẽn cảng mới nhất ở miền đông Trung Quốc có thể đẩy giá vận chuyển container lên cao hơn nữa, gần đây lần đầu tiên đã đạt mức 20.000 USD / Container 40 feet trên tuyến đường quan trọng Trung Quốc - Hoa Kỳ, khi các đơn đặt hàng của các nhà bán lẻ tăng trước mùa mua sắm cao điểm của Mỹ, điều này càng gây thêm căng thẳng cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong khi đó, theo John Glen, nhà kinh tế trưởng của Chartered Institute of Procurement and Supply (CIPS), cước vận chuyển container tăng vọt và làn sóng tắc nghẽn cảng, đã gây sự chậm trễ từ phía nguồn cung sẽ gây ra những hậu quả đáng kể với các nền kinh tế.
Glen cho rằng: "Bây giờ là thời điểm quan trọng đối với nguồn cung ở châu Âu khi mùa Giáng sinh đang đến gần. Tình trạng thiếu hụt hàng hóa sẽ khiến lạm phát tăng cao hơn bởi hiện chưa có giải pháp ngắn hạn và vấn đề này sẽ không sớm kết thúc”.
Các chuyên gia phân tích cảnh báo rằng, cước phí vận tải trong thời gian tới có thể sẽ “biến động rất mạnh” và các công ty vận tải nên sắp xếp kế hoạch cho trường hợp cước phí còn tăng hơn nữa. Cuối cùng, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn để đáp ứng nhu cầu và áp lực về giá.
Có thể bạn quan tâm
17:49, 08/08/2021
04:57, 03/08/2021
09:56, 30/07/2021
05:00, 15/05/2021
04:00, 05/04/2021
01:00, 29/01/2021
11:00, 23/04/2020